Giai đoạn tiếp theo của Bát chánh đạo như được
biết là ‘Chánh ngữ’ (samyag-vāc / sammā-vācā). Chánh ngữ là đặc biệt quan trọng
trong giáo lý của Đức Phật. Như chúng ta biết, ngôn ngữ là một trong những sự khác
biệt đáng kể giữa con người và động vật. Điều này được chứng minh rằng do sự xuất
hiện của ngôn ngữ nói và viết sau này, nhân loại đã phát triển rất nhanh, bởi
vì cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của chính họ đến các thế hệ con cháu,
chuyển giao những kiến thức bổ ích từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hơn nữa, lời nói là một trong những điều mà tất cả mọi người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày: chúng ta sử dụng nó để liên lạc, vì thế nó tạo thành phần chính của các công cụ mà con người sử dụng để giao tiếp trong bất cứ lĩnh vực nào. Nếu không có lời nói thì sẽ không thể đạt được một sự phát triển như thế của nghệ thuật, khoa học và các phương diện khác; đó là những bộ phận cần thiết chính để cấu thành sự phát triển của nhân loại.
Hơn nữa, lời nói là một trong những điều mà tất cả mọi người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày: chúng ta sử dụng nó để liên lạc, vì thế nó tạo thành phần chính của các công cụ mà con người sử dụng để giao tiếp trong bất cứ lĩnh vực nào. Nếu không có lời nói thì sẽ không thể đạt được một sự phát triển như thế của nghệ thuật, khoa học và các phương diện khác; đó là những bộ phận cần thiết chính để cấu thành sự phát triển của nhân loại.
Trong hầu hết các hệ thống triết học và tôn
giáo phương Tây, con người chia thành hai phần khác nhau - cơ thể và linh hồn,
đó là những biểu tượng và chỉ cho chúng ta về tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị
tương đương của hai phần chính này. Mặt khác, hệ thống phương Đông cũng như thế,
đặc biệt là đối với những người có một xu hướng đặc biệt đối với Phật giáo đều
thừa nhận sự phân chia con người thành ba phần: Thân, miệng và ý. Trong sự khu
biệt này, mỗi bộ phận kết nối với một trong ba phần thân thể con người: tim, đầu
và cổ. Vì ‘trung tâm ngôn ngữ’ nằm giữa cái đầu và trái tim - trong cổ họng của
con người, nó đóng vai trò như một chiếc cầu nối kết giữa chúng, kết hợp các
tính năng của cả hai – là nhân vật đầu tiên và thứ hai. Với ngôn ngữ trung tâm,
chúng ta bày tỏ những cảm xúc và tư tưởng của chúng ta, chia sẻ chúng với những
người khác.
Như trên, lời nói trong Phật giáo được xem vô
cùng quan trọng, và do đó, có nhiều sự hướng dẫn để điều chỉnh phạm vi đối với sự
phát biểu của chúng ta. Một trong những quy tắc này đã được thảo luận ở trên với
sự phân tích về năm giới cấm thiêng liêng của Phật giáo, đó là giới thứ tư
trong đó dạy chúng ta tránh sự lừa dối. Tuy nhiên, để tránh những lời dối trá
thì luôn luôn là không đủ để đạt đến trình độ thực sự 'chánh ngữ'. Để bắt đầu,
chúng ta nên xác định rõ ràng những điều thực sự đáng nói, và những điều mà
trong một số trường hợp tốt hơn nên giữ im lặng. Những lời dạy sau đây của Đức
Phật sẽ giúp chúng ta biết nói như thế nào để tốt hơn:
1. "Trong trường hợp đối với những lời mà
Như Lai biết là không phải sự thật, không đúng, không có lợi ích (hoặc không
liên hệ với mục tiêu), không gây thiện cảm và gây khó chịu đối với người khác
thì Như Lai không nói.”
2.
"Trong trường hợp đối với những lời mà Như Lai biết là sự thật, đúng, nhưng
không có lợi ích (hoặc không liên hệ với mục tiêu), không gây thiện cảm và gây
khó chịu đối với người khác thì Như Lai không nói.”
3. "Trong trường hợp đối với những lời mà
Như Lai biết là sự thực, đúng, có lợi ích, nhưng không gây thiện cảm và gây khó
chịu đối với người khác thì Như lai biết tùy thời để nói”
4.
"Trong trường đối với những lời mà Như Lai biết là không phải sự thật,
không đúng, không có lợi ích, nhưng gây thiện thiện cảm và dễ chịu đối với người
khác thì Như Lai không nói.”
5.
"Trong trường hợp những lời mà Như Lai biết là sự thực, đúng, nhưng không
có lợi dù gây thiện cảm và dễ chịu cho người khác, Như Lai không nói.”
6.
"Trong trường hợp những lời mà Như Lai biết là sự thật, đúng, có lợi ích,
và gây sự thiện cảm và dễ chịu đối với người khác, Như Lai biết tùy thời để nói.
Tại sao vậy? Bởi vì Như Lai có từ tâm đối với chúng sinh.”[1]
(Như Lai - một trong những tên của Phật, được
dịch là 'người đã đi như thế’ (tathā-gata) hoặc ‘người đã đến như thế’ (tathā-Agata):
Đáng
chú ý rằng sáu quy tắc trên có vẻ phù hợp cho việc tự kiểm soát hơn là tự phát
triển, nhưng điều này chỉ là một phần nhỏ của những gì có ý nghĩa của 'chánh ngữ'.
Khái niệm này rộng hơn nhiều; nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực quan trọng của con
người, thông thường giúp chúng ta sắp xếp các mối quan hệ giữa con người với
nhau. Đức Phật mô tả Chánh ngữ như sau: "Và Chánh ngữ là gì? Không nói dối,
nói chia rẽ, nói lời hung dữ, nói lưỡi đôi chiều: Điều này được gọi là Chánh ngữ.
Nói vào đúng thời; nói sự thật; nói lời ái ngữ; nói lời lợi ích; lời nói phát
ra với một tâm thiện lành.”[2]
Như vậy, với những gì Đức Phật đưa ra, chúng
ta có thể làm nổi bật những yếu tố đúng đắn của lời nói như sau: Lời nói có thể
là hoàn toàn trung thực, có sự biểu lộc của lòng thương yêu, có sự hỗ trợ và hữu
ích cho những người đàm thoại, cũng như có để thúc đẩy sự hài hòa và giảm thiểu
sự bất đồng giữa mọi người. Mỗi lời phát ra là một thước đo tiêu chuẩn đối với lời
nói đúng; một cách ý thức, chúng được đặt theo thứ tự như vậy để cho chúng ta
thấy các giai đoạn khác nhau của thông tin giữa mọi người, mà điều sau theo những
điều trước, bổ sung và đi sâu ý nghĩa của nó.
Dĩ nhiên, ở tiêu chí đầu tiên là sự trung thực
của lời nói. Sự thật trong bối cảnh này có nghĩa không chỉ là một sự phát biểu
chính xác về các sự kiện, nhưng còn thiếu những điều không được nói ra, điều này
có thể là quan trọng, và sự chân thành đầy đủ. Như thế, không thiết lập sự thật
và cố gắng để che giấu điều gì đó, sẽ dẫn đến sự sai lệch từ những nguyên tắc Chánh
ngữ. Nó có vẻ là nhiệm vụ không dễ dàng để phù hợp với tiêu chí này, nhưng nó
hoàn toàn có thể làm được; tuy nhiên, để thực hiện bước này thì mỗi người nên
thành thật với chính mình.
Chúng ta phải hiểu rõ những gì chúng ta suy nghĩ
và những gì chúng ta cảm giác, bởi vì, đặc biệt là trong thế giới hiện đại, điều
này liên tục đến từ các thông tin bên ngoài và không ngừng gây áp cho lên chúng
ta, tạo ra những tình trạng lộn xộn và nhầm lẫn. Mỗi người trong chúng ta có rất
nhiều ý tưởng và suy nghĩ, nhưng nhiều suy nghĩ trong tâm của chúng ta, nếu
chúng ta phân tách thì chúng không phải là của chính chúng ta, nhưng chúng ta bị
áp đặc bởi nhiều thế lực, và đôi khi để nhận ra được căn nguyên sự thật thì
không đơn giản như vậy. Mặt khác, chúng ta có những cảm giác hoàn toàn cá nhân
và đến từ bên trong, nhưng chúng ta thường không thể hiểu được, và bị vướng víu
vào những cảm xúc của riêng mình, vì thậm chí không biết làm cách nào để đối
phó với chúng. Hầu hết các nguyên tắc hướng dẫn hành vi của chúng ta trong các
tình huống khác nhau và có tác động đến việc tạo ra quyết định, lấn áp chúng ta
bằng sự giáo dục và áp lực môi trường xung quanh, do đó không phải luôn luôn
đúng hoặc thậm chí cần thiết. Sự trung thực đòi hỏi sự nhận thức liên tục và
phân tích các hành động của chúng, những suy nghĩ và cảm xúc của chúng. Dựa
trên điều này là quá khó khăn đủ để đáp ứng sự thật và là sự lương thiện thực sự
như Phật giáo đòi hỏi.
Để đạt đến sự chân thực về lời nói của chúng ta,
chúng ta chỉ cần y cứ theo đó, rồi đến giai đoạn tiếp theo của Chánh ngữ là chúng
ta phải nghĩ đến người khác trước khi nói. Sự thân thiện đối với lời nói của chúng
ta; theo nghĩa hiện đại, một khi di chuyển đủ xa so với giá trị ban đầu, và đặc
biệt là trên các giá trị gán với tiêu chí Phật giáo. Sự thân thiện không chỉ là
một tập hợp những lời sáo ngữ, lịch sự hoặc những lời tốt, mà nó được thừa nhận
để sử dụng nếu bạn muốn thể hiện cho mọi người tôn trọng hay chỉ có vẻ lịch sự.
Thông thường, khi nói chuyện với mọi người chúng ta nhận thức họ xuyên qua lăng
kính của những niềm tin của chúng ta, đánh giá người khác chỉ dựa trên kinh
nghiệm riêng của mình; tương ứng như thế, các cảm xúc mà chúng ta cảm thọ đối với
người chỉ phụ thuộc vào sở thích và mong muốn của chúng ta, chứ không phải phản
ánh thế giới nội tâm của chúng ta. Sự thân thiện đúng là một biểu hiện của tình
thương yêu dành cho người khác, nhưng được hướng dẫn bởi những quan điểm chung
được chấp nhận; lòng yêu thương của chúng ta hầu hết bắt nguồn từ thái độ của
chúng ta đối với hành vi của mọi người hơn là chính họ. Sự biểu hiện thân thiện
đúng có nghĩa là nhận thức về người khác như chính bản thân một cách khách quan
và tách biệt từ chính mình.
Chỉ sau khi hiểu rõ và chấp nhận những đòi hỏi
và nhu cầu của người khác như là của chính của chúng ta, chúng ta sẽ có thể
tương tác với họ, và tiếp đến giai đoạn thứ ba của Chánh ngữ vốn rất hữu ích.
Phát ngôn về sự lợi ích của lời nói, chủ yếu chúng ta nói về cách mà những gì
chúng ta nói sẽ giúp đỡ cho ai đó quay trở trại trên con đường đúng, đến một trình
độ nhận cao hơn và được gần hơn với giác ngộ. Trong bối cảnh này, khả năng truyền
đạt đúng thông tin nào đó là rất quan trọng. Chúng ta phải học để thấy được mặt
tốt trong tất cả mọi thứ, bởi vì đối với người đàm thoại thì tâm trạng mà y có
trong khi nói chuyện với một người nào đó luôn luôn là quan trong, điều này sẽ
luôn luôn có tác dụng cổ vũ đối với y. Mặt khác, trong thế giới hiện đại, những
lời chỉ trích mạnh mẽ được sử dụng thường xuyên hơn, và những lời chỉ trích đó gây
nên sự bối rối và phá vỡ sự kết nối giữa con người; như sự thực tập chỉ dẫn,
con đường này hướng dẫn phía đối lập bằng sự hài hòa giữa con người và con người.
Như thế, chúng ta đã đến giai đoạn cuối cùng của
Chánh ngữ - sự cần thiết cho sự hòa hợp và hiểu biết giữa con người. Trong thực
tế, phương diện phát ngôn này kết hợp với ba điều trước, bởi vì nếu chúng ta đi
xuyên qua chúng, nếu chúng ta hiểu, biết và yêu thương người khác, chúng ta sẽ
hiểu được nhu cầu và ước mong của người khác, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển tâm
linh, dựa trên tính trung thực, ý thức và tình thương. Với trạng thái ý thức cân
nhắc như thế làm sao không có thế dẫn đến một sự hài hòa và hiểu biết trọn vẹn.
Cao
hơn, Đức Phật khuyên những người tu tập nên tránh xa lời hý luận, lời vô ích,
và chỉ tập trung vào mười mục tiêu sau đây khi đàm luận: thiểu dục, tri túc, viễn
ly, ly phược, tinh tấn, giới, định, tuệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến.[3] Để đạt được giải
thoát hoàn toàn, thiết nghĩ mỗi người nên căn cứ theo mười tiêu chí trên để biết
trình độ Chánh ngữ của mình đang ở điểm nào.
No comments:
Post a Comment