• CHÁNH NGỮ (samyag-vāc / sammā-vācā)

    CHÁNH NGỮ (samyag-vāc / sammā-vācā)

    09/03/2017 - 0 Nhận xét

    Thích Nữ Tịnh Quang  Giai đoạn tiếp theo…

  •  TIN NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?

    TIN NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?

    20/12/2020 - 0 Nhận xét

    Từ thuở ăn lông ở lỗ con người đã có niềm tin,…

  • CHÁNH TINH TẤN (samyak-vyāyāma / sammā-vāyāma)

    CHÁNH TINH TẤN (samyak-vyāyāma / sammā-vāyāma)

    09/03/2017 - 0 Nhận xét

    Thích Nữ Tịnh Quang Chánh tinh tấn…

  • Xuân Khứ Lai

    Xuân Khứ Lai

    25/02/2022 - 0 Nhận xét

    …Hoa vàng, pháo đỏnhớ ngoài hiên,Lòng rộn theo…

Thursday, March 9, 2017

CHÁNH TINH TẤN (samyak-vyāyāma / sammā-vāyāma)

Thích Nữ Tịnh Quang
Chánh tinh tấn (samyak-vyāyāma / sammā-vāyāma) là nguyên tắc thứ sáu của Bát chánh đạo. Vyāyāma có nghĩa là nỗ lực – tinh tấn, và Samyak có nghĩa là hoàn hảo; vì vậy nó là nỗ lực hoàn hảo, và nó cũng được dịch là ‘Chánh tinh tấn’. Còn gọi là Chánh phương tiện, Chánh trị hay Đế trị; có nghĩa là nỗ lực đúng đắn, dứt ác tu thiện, bỏ ác làm lành, nỗ lực tự giác, khiến cho tâm ác chưa sanh thì không thể sanh, tâm ác đã sanh thì liền dứt trừ; tâm thiện chưa sanh thì khiến sanh khởi, tâm thiện đã sanh thì đạt đến hoàn thiện.
 Yếu tố này cũng ngụ ý rằng người thực hành áp dụng một sự nỗ lực lâu dài để bỏ đi tất cả những tư tưởng tiêu cực và có hại đối với lời nói và hành động. Đồng thời, những nỗ lực được thực hiện nhằm phát triển những suy nghĩ, lời nói và hành động tích cực và thiện ích đốivới bản thân và người khác; và tất cả những sự thực hành tinh tấn cũng sẽ không gây ra sự khó khăn và thối thất trong việc nỗ lực loại trừ điều ác và phát triển điều lành. Chính Đức Phật đã đưa ra một định nghĩa đối với nguyên tắc Chánh tinh tấn:
 "Và này các Tỳ kheo, Chánh tinh tấn là gì?
[i] "Khi một vị Tỳ kheo phát khởi ham muốn, nơi đây nỗ lực, vận dụng sự bền chí, kiên trì và cố gắng với mục đích của mình để ngăn ngừa những phiền não ác và bất thiện chưa phát sinh thì không có cơ hội phát sinh
 [ii] Khi vị ấy phát khởi ham muốn, nơi đây nỗ lực, vận dụng sự bền chí, kiên trì và cố gắng với mục đích của mình để xả ly các phiền não ác và bất thiện đã phát sinh.
[iii] Khi vị ấy phát khởi ham muốn, nơi đây nỗ lực, vận dụng sự bền chí, kiên trì và cố gắng với mục đích của mình để ngăn ngừa các phiền não ác và bất thiện chưa phát sinh.
 [iv] Khi vị ấy phát khởi ham muốn, nơi đây nỗ lực, vận dụng sự bền chí, kiên trì và cố gắng với mục đích của mình để duy trì sự sáng suốt, tăng trưởng, sung mãn, phát triển tối cao của những điều thiện đã phát sinh. Như thế, các Tỳ kheo, đây được gọi là Chánh tinh tấn.”[1]  
 Sangharashita nhắc lại rằng phần thứ hai (Chánh tư duy), thứ ba (Chánh ngữ) và thứ tư (Chánh nghiệp) của Bát chánh đạo liên quan đến việc chuyển hoá cá nhân cá nhân, trong khi  phần thứ năm (Chánh mạng) có liên quan đến xã hội như một toàn thể. Với giai đoạn thứ sáu- Chánh tinh tấn, chúng ta quay trở lại chủ đề của sự chuyển hóa cá nhân, đặc biệt là sự chuyển đổi ý chí cá nhân, nhưng nền tảng ảnh hưởng của Chánh tinh tấn là có nhiều sự bao hàm đối với xã hội với tác động của nó. Nền tảng này thực sự là toàn thể thế giới của chúng sinh, toàn thể quá trình phát triển. Vì lý do đó, Chánh tinh tấn thực tế tượng trưng cho đời sống tâm linh được coi là một đỉnh cao của tiến trình phát triển toàn bộ, sự phát triển ý thức của con người.[2]  
 Nó cũng biểu hiện rằng trong nhiều ngôn ngữ của Ấn Độ hiện đại (Hindi, Marathi, và Gujerati) từ vyāyāma được dùng để chỉ các bài thực tập thể chất, đặc biệt là kết hợp với sự thể dục thể thao. Trong bối cảnh của Bát chánh đạo và tất cả phạm vi Phật giáo, điều này thực tế tập trung sự chú ý của chúng ta về sự hoạt động và động lực đối với đời sống tinh thần. Phật tử không phải là những người đọc kinh điển bằng những nỗ lực của người khác trong khi đang ngồi với một tách trà trong một chiếc ghế bành bên lò sưởi, ngay cả khi họ làm điều đó mỗi ngày. Trong đời sống tâm linh, bạn thực sự phải tạo nên nỗ lực, không nhất thiết sự cố gắng thể chất, nhưng sự nỗ lực chủ yếu là tinh thần, bởi vì đường dẫn đến Niết bàn là một con đường khó khăn, vì nó là vô cùng gian nan để thanh lọc thân và tâm của bạn từ ba độc tố.[3] (Sangharashita, tr. 70 - 71).
 Sangharashita đề cập đếm hai loại nỗ lực trong thế giới quan Phật giáo. Có một sự nỗ lực hoàn hảo nói chung, và có một sự nỗ lực hoàn hảo đặc biệt là giai đoạn thứ sáu của Bát chánh đạo. Tuy nhiên, một vài loại nỗ lực là cần thiết ở mỗi giai đoạn của con đường (Sangharashita, p. 71). Khía cạnh này chúng ta có thể minh họa bằng những lời của Đức Phật:
 "Hành giả nỗ lực từ bỏ tà kiến và thể nhập chánh kiến: Đây là Chánh tinh tấn của hành giả ...
"Hành giả nỗ lực từ bỏ tà tư duy và thể nhập vào chánh tư duy: Đây là Chánh tinh tấn của hành giả ...
"Hành giả nỗ lực từ bỏ tà ngữ và thể nhập vào chánh ngữ: Đây là Chánh tinh tấn của hành giả...
"Hành giả nỗ lực từ bỏ tà nghiệp và thể nhập vào chánh nghiệp: Đây là Chánh tinh tấn của hành giả ...
"Hành giả nỗ lực từ bỏ tà mạng thể nhập vào chánh mạng:. Đây là Chánh tinh tấn của hành giả."[4]
 Chánh tinh tấn là giai đoạn thứ sáu của Bát chánh đạo gồm các bài thực tập được khuyến nghị cho một sự thực hành nhằm đào tạo những nỗ lực hoàn hảo với bốn sự cố gắng: ngăn ngừa, diệt trừ, phát triển và duy trì. Những hành động này được xem như một đối tượng được gọi là những trạng thái tinh thần thiện và bất thiện. Trạng thái tinh thần bất thiện là "trạng thái bị ô nhiễm bởi tham muốn ích kỷ, hận thù, hoặc bởi ảo tưởng, rối loạn tâm thần, hoang mang, và thiếu quan điểm."[5] Do đó, sự ngăn ngừa được nhận diện là một trong những tâm thái sẽ có mặt và ngăn chặn chúng ta từ tình trạng bất thiện khi những cảm giác này xuất hiện với ý thức của chúng ta - chỉ đơn giản là để nó đi qua khỏi tâm của chúng ta.
 Diệt trừ là xóa sạch tư tưởng của chúng ta từ những trạng thái tinh thần bất thiện khi chúng đã xảy ra. Có năm Triền cái (pancanivarana) được đề cập trong giáo lý cho chúng ta biết về những chướng ngại thường cản trở vào tiến trình tiêu diệt. Triền cái là năm phiền não bên trong làm mê hoặc tâm thần, khiến cho tâm trí của chúng ta bạc nhược. Vì năm Triền cái này mà người tu tập không thể đạt được trạng thái thiền định sâu sắc, và do đó y không thể nhìn thấy rõ ràng về sự thật, về thực tại. Những Triền cái này bao gồm tham dục (kāmacchanda), hận thù, hoặc ác ý (vyāpāda), trạo cử và hối quá (uddhacca-kukkucca ), hôn trầm và biếng nhác (Thina-middha), và hoài nghi (vicikicchā).[6]
 Trong kinh điển có một ví dụ đẹp về nước ở trong bể: tham dục được so sánh với nước được pha với những màu sắc khác nhau. Hận thù có thể được so sánh với nước sôi. Sự biếng nhác và hôn trầm ví như nước đục và rong riêu. Trạo cử và hối tiếc ví như nước có gợn sóng bởi gió. Hoài nghi ví như nước bùn. Trong tất cả trường hợp này, tình trạng nước như vậy rất khó để nhìn thấy sự phản chiếu của chính chúng ta, cũng giống như trong trường hợp của năm Triền cái tinh thần, không cho phép chúng ta xác định rõ ràng thực tế và che khuất sự hiểu biết thiện lợi đối với chính chúng ta, sự thiện lợi đối với người khác.
  Những Triền cái rất thâm sâu và vô cùng khó khăn để vượt qua chúng một cách trọn vẹn- đòi hỏi sự thực hành lâu dài và toàn diện đối với con đường Phật giáo mới có thể. Người thực tập có thể hoàn toàn khắc phục được năm Triền cái và thể nhập vào trạng thái thiền chỉ (jhana), ở đây năm Triền cái mới hoàn toàn (hoặc gần như hoàn toàn) vắng mặt. Mặc dù vậy, chúng không bị tận diệt bởi thiền chỉ; chúng có thể bị tận diệt chỉ xuyên qua việc thực hành thiền quán (insight) dựa trên thiền chỉ (jhana). Sự thực hành về thiền quán (cái nhìn sâu sắc) dẫn đến sự tận diệt hoàn toàn của những trở ngại, cũng như các tạp nhiễm khác của tâm.[7]
 Trừ khi chúng ta đạt đến sự tập trụng trọn vẹn của tâm, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng có ít nhất một sự trở ngại, và thậm chí nhiều hơn. Điều quan trọng nhất là nhận ra những sự ngăn che trong sự ngăn che: vì chỉ bằng cách xác định nó như vậy, nó có thể đối lập với nó.
  Thường thì hành động nhận diện làm suy yếu Triền cái, vì ngay lập tức nó nhắc nhở chúng ta rằng mục đích của thiền là sự tập trung của tâm. Tuy nhiên, chúng ta có thể có xu hướng để tránh sự nhận diện này. Hầu hết mọi người có một Triền cái đặc biệt, đặc trưng chỉ cho họ một cách để 'bảo vệ' chính mình. Ví dụ, sự biếng nhác và hôn trầm có thể ngăn che thành công, khó có thể nhận diện chính nó. Điều này xảy ra vào buổi sáng, chúng ta không muốn dậy sớm: trước tiên, tâm trí từ chối chấp nhận rằng đã đến lúc thức dậy, và rồi tìm kiếm một cái cớ để chúng ta có thể nằm trên giường thêm năm phút nữa. Khi tâm chúng ta đang đang bị tác động bởi ác ý, chúng ta hầu như không thấy mệt mỏi để tìm cho ra những lỗi lầm của người khác, và cứ tiếp tục lưu vào bộ nhớ tất cả những nỗi đau đớn và khó chịu đã xảy ra với chúng ta. Điều cần thiết là nhận thức rõ rằng chúng ta đang đối phó với một sụ trở ngại để tập trung tâm ý. Có rất nhiều kỹ thuật và thủ thuật cho phép bạn tái tham gia vào tiến trình của thiền. Bốn sự giải độc cơ bản là như sau:
 Đầu tiên là suy nghĩ về những hệ quả mà có thể là kết quả của sự tăng trưởng không kiểm soát được đối với các Triền cái. Điều gì xảy ra nếu chúng ta không làm việc với khuynh hướng của chúng ta vốn dĩ khiến chúng ta bị điên đảo, hận thù và nghi ngờ? Rõ ràng rằng chúng sẽ phát triển nếu tính cách của chúng ta ngày càng rơi dưới sự tác động của chúng. Nếu chúng ta nghĩ về tầm quan trọng đối với những gì chúng ta làm, điều này sẽ trở nên rõ ràng và tâm sẽ có xu hướng trung hơn.
 Cách thứ hai là phát triển phẩm chất của những gì đối lập với một Triền cái nào đó. Nếu có sự nghi ngờ, hãy tăng cường sự tự tin; nếu có sự lười biếng, hãy tăng cường năng lực; nếu có sự quan ngại, hãy thể nhập vào trạng thái an tịnh; nếu tâm là quá căng thẳng, hãy thư giãn nó; nếu nó đi lang thang quá nhiều, hãy tăng cường sự tập trung. Nói cách khác, một khi con đường chánh niệm phát sinh thì làm sao mà trạng thái tiêu cực của tâm có thể phát sinh; chúng ta nhắm đến sự cân bằng nó và phát triển một phẩm chất tích cực mới làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa được những trở ngại gặp phải.
  Cách giải thứ ba là để trạng thái của tâm thênh thang như bầu trời. Đôi khi, chúng ta càng kháng cự một trạng thái đặc tính của tâm ý, nó càng mạnh mẽ hơn. Nếu hai phương pháp trên không hỗ trợ được, cố gắng tạo ra một tâm thái: ‘tâm giống như một bầu trời trong xanh, và những Triền cái là những đám mây.’ Ứng dụng theo cách này, chúng ta nhận diện có một sự hiện hữu Triền cái, và chỉ quan sát nó. Chúng ta cứ nhìn nó phô bày như thế nào trong không gian tâm của chúng ta với các hình thái của những tưởng tượng, lo âu, bóng dáng… theo dõi hiện ảnh của tất cả những gì xảy ra. Chúng ta quan sát chặt chẽ, nhưng cố gắng đừng tham gia quá vào tiến trình này, nếu không, điều này sẽ chỉ ‘nuôi dưỡng’ những trở ngại. Nếu chúng ta quan sát một cách kiên nhẫn, không quá lệ thuộc, sự trở ngại cuối cùng sẽ mất đi sức mạnh và tan biến.
 Cách giải thứ tư là sự đàn áp. Đây là một sự lựa chọn phương sách cuối cùng: chúng ta chỉ cần nói ‘không’ với sự chướng ngại và đẩy nó ra. Phương pháp đàn áp là hữu ích nhất khi một sự trở ngại là yếu đuối và khi chúng ta tin chắc rằng chúng ta không nên cho nó hiếu khách. Nếu trở ngại lớn quá hoặc nếu chúng ta đang ở trong một tình trạng xung đột tinh thần, việc sử dụng các phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ bất lợi. Khi chúng ta đang quá sốt sắng, nó thường gây ra sự căng thẳng, vô cảm, và sự thất niệm của tâm. Do đó, phương pháp thực tiễn nhất là ứng dụng sự ức chế chỉ khi những Triền cái rất yếu. Khi tâm trong sáng và trạng thái tích cực, sự diệt trừ Triền cái như thế thì khá dễ dàng.
 Cuối cùng, nếu những phương pháp này không thể hỗ trợ, vẫn còn có phương hướng gọi là ‘quay về với Phật’ mà đôi khi những phương pháp trên không thể giúp chúng ta đối phó với những trở ngại. Trong lúc toàn bộ thời gian thực hành, hoặc đa phần tâm bị loạn động hoàn toàn từ mục tiêu của thiền định, điều này rất quan trọng không nên tuyệt vọng khi nó xảy ra. Việc cần thiết để cân nhắc sự thực hành từ điểm nhìn của toàn bộ quá trình phát triển. Chúng ta đều có những thế mạnh thuộc về những ham muốn và khuynh hướng vô thức, và cuộc tranh đấu đôi khi không thể tránh khỏi. Chúng ta phải tự nhắc nhở chính mình rằng chúng ta đã làm mọi điều có thể, chúng ta đã cố gắng một cách chân thành. Những nỗ lực này nhất thiết phải cho kết quả tốt, ngay cả trong lúc thiền mà chúng ta đã không có bất kỳ sự thay đổi nào đặc biệt. Đến với sự nương tựa (Quy y) không phải là một cách đối phó nhiều với những Triền cái, mà là một trạng thái đặc biệt, giao tiếp với điều mà chúng ta cố gắng duy trì và sau một giai đoạn tu tập. Chúng ta cần phải tái khẳng định sự cam kết của chúng ta để thực hành, hoặc, trong ngôn ngữ của truyền thống, quay về nương náu. Vì vậy, chúng ta xác định lại lời cam kết của chúng ta để phát triển những phẩm chất của con người cao quí hơn, cho đến khi chúng ta đạt đến sự giác ngộ (ý nghĩa của Đức Phật), lời dạy của Phật (Pháp), và tất cả những người tu tập (Tăng).[8]  
   Tóm lại, Chánh tinh tấn có hai loại: Thân tinh tấn và tâm tinh tấn. Thân tinh tấn là thân thực hành các thiện pháp, chịu mọi kham nhẫn, vượt qua những thử thách bên ngoài để thành tựu chí nguyện. Tâm tinh tấn là nhẫn chịu với những điều trái ý, phát triển những duy tích cực, diệt trừ ác pháp phiền não bên trong, đồng thời tu tập Phật pháp để đạt đến sự giác ngộ an lạc viên mãn.[9]  
Phật tử thực hành Chánh tinh tấn có thể thành tựu tâm nguyện an lạc, và có khả năng trợ giúp người khác đạt được một số lợi ích ngay trong cuộc sống hiện tại này.


[1] SN 45.8, Magga-vibhanga Sutta: An Analysis of the Path
[2] Sangharashita, p. 70
[3] Ibid, p.70-71
[4] MN 17, Vana­pattha­sutta
[5] Sangharashita, p. 73
[6] Ibid, p.73-74
[7] Ibid, p.73-75
[8] Ibid, p.74-77
[9] (《瑜伽师地论》(八十九卷):此中最初、当知发起猛利乐欲。次随所欲,发起坚固勇悍方便。次为证得所受诸法,不自轻蔑,亦无怯惧。次能堪忍寒热等苦。后于下劣,不生喜足;欣求后后转胜转妙诸功德住。”)《瑜伽师地论》(八十九卷):此中最初、当知发起猛利乐欲。次随所欲,发起坚固勇悍方便。次为证得所受诸法,不自轻蔑,亦无怯惧。次能堪忍寒热等苦。后于下劣,不生喜足;欣求后后转胜转妙诸功德住。

No comments:

Post a Comment

  • RIGHT MINDFULNESS (samyak-smṛti / sammā-sati)

    RIGHT MINDFULNESS (samyak-smṛti / sammā-sati)

    12/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang The Mindfulness includes…

  • NIRVANA AS LIBERATION

    NIRVANA AS LIBERATION

    11/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang  The Third Noble Truth…

  • IN THE GLOAMING

    IN THE GLOAMING

    21/10/2019 - 0 Nhận xét

    In the owl-light When the light at the end of day…

  • THE PRECEPT TO REFRAIN FROM TAKING THAT WHICH IS NOT GIVEN

    THE PRECEPT TO REFRAIN FROM TAKING THAT WHICH IS NOT GIVEN

    12/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang The second one of the five…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States