
Cấu trúc nền tảng nhất của xã hội là hôn nhân.
Hôn nhân là một sự thỏa thuận hoặc thể chế của xã hội được thành lập vì nhu cầu
lợi lạc và hạnh phúc riêng của con người. Thể chế này có chức năng duy trì sự
hài hòa và trật tự trong quá trình sinh sản, và do đó tách biệt xã hội loài người
từ động vật. Mặc dù không được nói nhiều trong kinh điển Phật giáo về vấn đề chế
độ một vợ một chồng và chế độ đa thê, người sống theo thế tục được khuyên nhắc
nên giới hạn với một người phối ngẫu. Đức Phật đã không lập ra bất kỳ quy tắc nào
cho một cuộc sống hôn nhân, nhưng ngài đã cho một vài điều khuyên nhắc liên
quan đến phương cách tạo ra một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hơn. Trong lời giảng
của ngài, nhiều điều chỉ ra rằng chế độ một vợ một chồng là khôn ngoan hơn, tốt
đẹp hơn và dễ trung thành hơn đối với người
phối ngẫu, không làm tổn thương cảm xúc của một ai đó khi không có sự thích thú
với các đối tượng khác.[1]
Đức Phật nói rằng một trong những lý do sâu xa
đối với sự thất bại của người đàn ông là quan hệ yêu đương với người phụ nữ
khác. Ở đây rõ ràng ngụ ý rằng người phụ nữ nếu bước vào cuộc tình với nhiều
người đàn ông, cô ta cũng phải đau khổ. Người ta cần ý thức những khó khăn, thử
thách và khổ nạn mà những gì người ấy phải gặp để duy trì cuộc sống gia đình. Ý
thức này có thể được tăng trưởng bởi nhiều lần nếu bạn chạm trán với chúng trên
kinh nghiệm của những khó khăn khác được tạo ra bởi chính mình. Hiểu được nhược
điểm của con người, Đức Phật đưa ra một trong những quy tắc dạy cho hàng Phật tử
kiềm chế các hành vi tình dục và phóng đãng. Giới thứ ba trong năm giới cấm được
thực hành bởi các Phật tử: Kamesu micchacara veramani sikkhapadam samadiyami,
“Tôi nguyện tu tập giới cấm để hạn chế những sai lầm đối với những ham muôn.”
Điểm nhìn của Phật giáo về hôn nhân giống như
một xã hội dân chủ là rất tự do: hôn nhân là một vấn đề riêng tư, không phải là
một nhiệm vụ bị áp đặt bởi tôn giáo. Trong Phật giáo, không có quy tắc khuyến
khích người ta kết hôn, sống một mình hoặc chủ nghĩa độc thân. Không có quy định
đòi hỏi Phật tử sinh con hoặc kềm chế sinh sản, hoặc hạn chế số lượng con cái. Phật
giáo cho rằng mỗi con người đều có quyền tự do để tự quyết định mọi vấn đề liên
quan đến hôn nhân.
Và có một câu hỏi đưa ra, nếu không có sự giáo
dẫn trực tiếp liên hệ đến hôn nhân, tại sao chư Tăng-Ni Phật giáo không có kết
hôn? Lý do chính là Tăng-Ni đã chọn một lối sống như thế là vì mục đích tự do
cho chính mình và phục vụ quần chúng; độc thân là một phần của nếp sống này. Những
người đã từ bỏ cuộc sống trần tục, tự nguyện từ bỏ mối quan hệ gia đình, không
còn những trách nhiệm riêng tư của thế gian nhằm duy trì sự an lạc của tâm. Họ
muốn cống hiến hoàn toàn cuộc sống của họ để phục vụ cho người khác và để đạt
được sự giải thoát tâm linh của mình. Trong xã hội ngày nay, mặc dù các nhà sư
Phật giáo có thể không tiến hành nghi thức hôn lễ cho Phật tử, họ có thể được mời
chỉ để thực hiện những nghi lễ tôn giáo nhất định để chúc phúc cho cặp hôn phối.
Điều này cũng có thể được thực hiện bởi chư Ni Phật giáo.[2]
Tình dục ngoài hôn nhân cũng là một vấn đề của xã hội ngày nay. Ngăn chặn
hoặc hạn chế đối với những ham muốn là nguyên tắc đầu tiên của bất kỳ nền văn
minh nào, bao gồm cả xã hội ngày nay của chúng ta. Nhưng cùng với điều đó,
chúng ta đã bị ô nhiễm bởi bầu không khí tình dục xung quanh chúng ta và xuyên
qua các phương tiện truyền thông quá phóng đại nhu cầu của cơ thể và tâm trí
trong một sự thoả mãn tình dục. Như một kết quả của việc khai thác về những ham
muốn tình dục bởi một số lực lượng ẩn mặt của xã hội; người trẻ ngày nay đã
hình thành một xu thế tình dục khiến cho tâm họ đang hoàn toàn bị mờ tối bởi sự che lấp của dục tình, và dục tình thì không
bao giờ thỏa mãn; Đức Phật dạy: “Người có
nhiều ham muốn và tìm cách thỏa mãn lòng ham muốn đó giống như kẻ mắc bệnh
phong cùi cứ thích gãi vào chỗ ngứa của mình.” Và kết quả là đau khổ hơn nữa.
Trong đời sống, những mối quan hệ tình dục
nên đặt ở vị trí rõ ràng của chúng, và ở đây, từ quan điểm của Phật giáo, bất kỳ
sự hạn chế không tự nhiên hoặc sự lạm dụng không lành mạnh không nên được dung
túng. Tình dục cũng phải được kiểm soát bởi ý chí, và nó là có thể nếu bạn đối
xử với nó một cách khôn ngoan và cho nó một vị trí thích hợp trong đời sống. Trái
ngược với những gì mà một xã hội hiện đại đang cố gắng để gây ấn tượng kích thích
đối với chúng ta, tình dục không nên được xem là một phần quan trọng nhất của một
cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Những ai phục dịch cho thú vui riêng của mình, họ
có thể trở thành kẻ nô lệ của sự áp lực dục tính, và như thế cuối cùng sẽ phá hủy
tình yêu và sự tôn trọng đối với hôn nhân. Như trong mỗi phạm vi khác, Phật
giáo khuyên nhắc cần có sự điều độ và hợp lý trong nhu cầu tình dục.[3]
Hôn nhân là một sự hợp tác ràng buộc, trong
đó một người nam và một người nữ thề nguyện bước vào đời nhau cho toàn bộ đời sống
còn lại. Ba nguyên tắc chính mà một cặp vợ chồng cần xây dựng và phát triển là
sự kiên nhẫn, khoan dung và hiểu biết trong khi tình yêu là nút thắt nối các
đối tác với nhau để duy trì một gia đình hạnh phúc cũng như những yếu tố cần
thiết. Dấu hiệu của một cuộc hôn nhân tốt là xử dụng từ ‘của chúng mình' hơn là
'của bạn' hoặc 'của tôi'. Một cặp vợ chồng tốt là mỗi đối tác nên mở lòng với
nhau và không có gì bí mật. Khi có những bí mật, nó tạo ra một sự nghi ngờ, và sự
nghi ngờ này là một yếu tố có thể tàn phá tình yêu trong bất kỳ sự thỏa hiệp
hôn nhân trước đó. Sự nghi ngờ phát sinh ghen tuông, ghen tuông tạo giận dữ, giân
dữ tạo ra căm hờn, và căm hờn biến thành thù địch và sự thù địch có thể dẫn đến
một sự đau khổ lớn hơn như đổ máu, tự tử hoặc thậm chí giết người.[4]
Một cuộc hôn nhân hạnh
phúc là được xây dựng trên nền tảng yêu thương, chung thủy và trách nhiệm. Đức Phật dạy rằng người chồng không được ngoại tình, đi đâu cũng cho vợ biết, cung cấp
quần áo vàng bạc, nữ trang cho vợ, và những
vật trong nhà đều giao phó cho vợ. Cũng thế, người vợ cần biết ơn sự tôn
trọng, hòa
nhã và lòng trung thành của chồng mình. Hơn nữa, một người vợ là đã được trao quyền ở trong nhà và được ban tặng những trang sức. Người vợ phải
có trách nhiệm thực hiện bổn phận của mình thật tốt, cư xử khéo léo và tận tụy. Cô ta chung thủy với chồng và nồng hậu với bạn bè và các mối quan hệ. Và người
vợ cần "bảo vệ những gì mà chồng mình làm ra," như thế cho thấy việc
chăm sóc bất cứ điều gì mà người
chồng đem đến cho người vợ.[5]
Ly thân hoặc ly dị cũng không bị ngăn cấm
trong Phật giáo, mặc dù nhu cầu đối với điều này là cực kỳ hiếm nếu vợ chồng
theo đúng hướng dẫn của Đức Phật. Người nam và người nữ là hoàn toàn tự do từ bỏ
đối tác nếu họ không thể đạt được một thỏa thuận chung. Ly thân là cách tốt hơn
cứ để cho chính bạn, vợ bạn và những đứa con của bạn phải chịu đựng đau khổ với
thời gian quá lâu (Dhammananda). Ngoài ra, Đức Phật cũng khuyên người đàn ông lớn
tuổi không nên kết hôn phụ nữ trẻ, bởi vì một người chồng già và một người vợ
trẻ là rất khó tương thích, và có thể kích hoạt những khó khăn, bất hòa và sự thất
bại không cần thiết.[6]
Xã hội ngày càng phát triển với mạng lưới của
các mối quan hệ được đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi sự kết nối giữa con người
là một sự cống hiến chân thành để thúc đẩy và bảo vệ các thành viên khác của cộng
đồng hay nhóm. Hôn nhân đóng một vai trò thiết yếu trên mạng lưới phức tạp của những
sự quan hệ được cung ứng sự ủng hộ và bảo vệ như thế. Từ một quan điểm của Phật
giáo, một cuộc hôn nhân tốt nên nẩy nở và liên tục phát triển bằng sự hiểu biết,
không phải bởi xung lực, từ sự cống hiến thực sự, chứ không phải chỉ đam mê. Thể
chế hôn nhân cung cấp một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn hóa; một
cộng đồng tuyệt đẹp của hai người tương trợ nhau và không còn nỗi cô đơn, sợ
hãi hay mất nhau. Trong hôn nhân, mỗi người bạn đời luôn cố gắng để bổ sung người
kia, điều này nhằm mục đích đem lại sự can đảm và sức mạnh để biểu lộ sự hỗ trợ,
nhìn nhận và đánh giá cao khả năng của các đối tác khác. Trong đời sống vợ chồng,
không nên có sự phát khởi suy nghĩ rằng ai là người là quan trọng hơn. Một bổ
sung khác là trong quan hệ là đối tác bình đẳng, biểu hiện hòa nhã, tự chủ, tôn
trọng nhau, bao dung, bình tỉnh và sự ái kính.
Một điều quan trọng khác trong hôn nhân đối với
Phật tử là không có lý do gì để phản đối các biện pháp để phòng ngừa mang thai.
Họ được tự do sử dụng cả biện pháp tránh thai cũ và hiện đại. Những người phản
đối biện pháp tránh thai và cho rằng việc sử dụng cách phòng ngừa này là trái với
pháp luật của Thiên chúa, nhưng cần hiểu rằng quan điểm này thì không có cách
nào biện hộ được. Các biện pháp tránh thai được dùng để ngăn chặn sự xuất hiện
của một chúng sanh mới. Việc sát hại trong trường hợp này không có xảy ra (akusala
kamma) và hành động bất thiện không được thực hiện. Tuy nhiên, nếu người ta vi
phạm bất kỳ hành vi nào nhằm sự ủy thác đối với hành động phá thai, hành vi này
được xem là ác nghiệp, bởi vì phá thai là một việc tước đoạt sự sống của các
sinh vật có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy. Vì lý do đó, Phật tử tuân thủ
giới đầu trong năm giới cấm, không có lý do hợp lý đối với việc phá thai.[7]
Giáo lý của Đức Phật cho rằng hành động cố ý
giết người có ý định tương hợp với năm điều kiện. Những điều kiện này như sau: có
sự hiện diện của một chúng sanh, có sự
hiểu biết hay nhận thức của [người giết] rằng sinh linh này là có sự sống, cố ý
giết chúng sanh, tạo ra động lực để giết, cái chết của một sinh linh là kết quả
của nỗ lực này.[8]
Ở thời điểm thụ thai, thực thể sống được hiện
hữu, và do đó nó đáp ứng điều kiện đầu tiên trong bụng mẹ. Một vài tháng sau, người
mẹ nhận ra rằng trong bụng cô ta có một cuộc sống mới, và vì vậy nó hội đủ điều
kiện thứ hai. Rồi vì lý do nào đó, người mẹ muốn từ bỏ sự sống của sinh linh này
đang nằm trong bụng mình, cho nên cô ta bắt đầu tìm kiếm một bác sĩ để phá
thai, và do đó nó tương ứng với điều kiện thứ ba. Khi một bác sĩ thực hiện thao
tác, điều kiện thứ tư đã hội đủ, và dẫn đến cái chết của một sinh linh; như thế
năm điều kiện đã hội đủ. Kết quả đã vi phạm vào giới đầu tiên cấm sát sinh; vì thế
hành động của việc phá thai này là tương đương với việc giết chết một người. Liên
quan đến các biện pháp đối với việc phòng ngừa thai thì có tình trạng ngược lại:
một thực thể sống trong trường hợp này không xuất hiện, do đó tất cả năm điều
kiện này không hội đủ (Dhammananda). Theo giáo lý Phật giáo, chúng ta không có
lý do để nói rằng chúng ta có quyền duy nhất để từ bỏ sự sống của một sinh linh
khi nó đã hiện hữu.
Trong một số trường hợp, người ta cho rằng họ
bị buộc phải làm điều này vì lợi ích đối với hoàn cảnh riêng của mình. Nhưng
chúng ta không thể biện minh cho việc phá thai, vì dù cách này hay cách khác họ
cũng sẽ phải đối mặt với những hậu quả xấu (nghiệp quả). Ở một số nước, phá
thai là hợp pháp, nhưng nó được thực hiện một cách đơn giản để khắc phục những
vấn đề xã hội. Phật giáo dạy rằng không nên thờ ơ với các nguyên tắc đạo đức vốn
là nhu cầu ích lợi của mọi người. Những nguyên tắc này được cho là điều tốt của
tất cả nhân loại.
Một vấn đề nhức nhối khác của xã hội là tự tử.
Tước đoạt sự sống của chính mình trong bất cứ trường hợp nào là hành động sai lầm
đối với quan điểm đạo đức và cả tâm linh. Tự sát vì những thất bại và thất vọng
trong cuộc sống chỉ làm tăng trưởng sự đau khổ. Tự tử là một cách hèn nhát khi
đối phó với các vấn đề cuộc sống. Trong bất cứ hoàn cảnh xấu nào mà người ta không
thể chọn phương pháp tử tử nếu tâm trí của họ bình tĩnh và thanh tịnh. Bất kỳ
ai ai đó rời bỏ thế giới này trong tâm trạng rối rắm và buồn chán, như thế người
ấy khó có thể được tái sinh trong những điều kiện tốt hơn. Một lối thoát khỏi đời
sống như vậy là một hành độn xấu hay bất
thiện nghiệp, bởi nó được khích động với tâm đầy ích kỷ, tham lam, sân hận, và quan
trọng nhất là tâm phiền não. Những người tự tử có lẽ đã không học được nhận thức
vấn đề của họ, hiểu được chân lý của cuộc sống và sử dụng khả năng tư duy một cách
đúng đắn. Những người như vậy không thể ‘hiểu được bản chất của cuộc sống và những
duyên hợp của thế gian mà họ đang sống’.
Vài người hy sinh tính mạng của mình vì một lý
do, điều mà họ xem là tốt đẹp và cao quý. Họ hủy bỏ đời sống của chính mình bằng
việc tự thiêu, sử dụng vũ khí hoặc nhịn đói. Những hành động này có thể được ai
đó gọi là táo bạo và dũng cảm. Nhưng từ quan điểm của Phật giáo, nó không thể được
chấp thuận. Đức Phật giải thích rõ ràng rằng trạng thái ý thức dẫn đến việc tự
sát, chỉ đem đến đau khổ nhiều hơn. Một thái độ toàn diện như vậy một lần nữa
chứng minh thế giới quan tích cực và khẳng định cuộc sống như thế nào là Phật giáo.[9]
Khẳng
định cuộc sống một cách lạc quan, chúng ta cần phải đối diện với những vấn đề
tiêu cực, nhận thức gốc rễ của chúng, và tìm phương pháp khắc phục. Theo Phật
giáo, sinh làm thân người là một cơ hội quí báu, và cần phải biết trân quí thân
mình, biết cách tạo ra những thiện nghiệp cho hiện tại và tương lại. Nhận diện
nguyên nhân tiêu cực gây đau khổ đều từ ham muốn của mình, chúng ta mới có cái
nhìn đúng về thân tâm và ngoại cảnh trong một chiều hướng tích cực hơn.
"Nguyên nhân mọi khổ đau
Bắt nguồn từ ham muốn
Nếu ham muốn đoạn diệt,
Đau khổ cũng không còn.”[10]
Như thế, khổ đau không phải bên ngoài mà ở bên trong chúng ta. Vấn đề của con người của xã hội sẽ được giải quyết khi mỗi một cá nhân đều giảm thiểu bớt những tâm ham muốn xuyên qua việc nhận chân được khổ đau và nguyên nhân của nó, và biết cách chuyển hóa mọi vấn đề của cuộc sống với một tâm thái an lạc thật sự.
Bắt nguồn từ ham muốn
Nếu ham muốn đoạn diệt,
Đau khổ cũng không còn.”[10]
Như thế, khổ đau không phải bên ngoài mà ở bên trong chúng ta. Vấn đề của con người của xã hội sẽ được giải quyết khi mỗi một cá nhân đều giảm thiểu bớt những tâm ham muốn xuyên qua việc nhận chân được khổ đau và nguyên nhân của nó, và biết cách chuyển hóa mọi vấn đề của cuộc sống với một tâm thái an lạc thật sự.
Sống trong niềm
vui, trong
tình thương yêu,
Ngay với những người thù ghét.
Sống trong niềm vui, trong sự mạnh mẽ
Ngay cả trong khi đớn đau.
Sống trong niềm vui, trong niềm an lạc,
Ngay cả những lúc khó khăn.
Nhìn vào bên trong, tỉnh giác.
Giải thoát sợ hãi và tham trước
Nhận ra niềm vui nhẹ nhàng của cuộc sống quanh đây. (Dhammapada)
Ngay với những người thù ghét.
Sống trong niềm vui, trong sự mạnh mẽ
Ngay cả trong khi đớn đau.
Sống trong niềm vui, trong niềm an lạc,
Ngay cả những lúc khó khăn.
Nhìn vào bên trong, tỉnh giác.
Giải thoát sợ hãi và tham trước
Nhận ra niềm vui nhẹ nhàng của cuộc sống quanh đây. (Dhammapada)
[1] Ven. K. Sri Dhammananda, “A Happy Married Life”
[2] Ibid…
[3] Ibid…
[4] Ibid…
[5] DN 31, Sigalovada Sutta: The Buddha's Advice to Sigalaka
[6] Sn
1.6, Parabhava Sutta: Discourse on Downfall
[7] Ven. K. Sri Dhammananda, “A Happy Married Life”
[8] Ibid…
[9] Ibid…
[10] The Threefold Lotus Sutra, 101
No comments:
Post a Comment