
Như
được biết, nền kinh tế toàn cầu hôm nay đang thử thách qua một cuộc khủng hoảng,
chứng minh sự vô dụng hoàn toàn của những nhà kinh tế và ngay cả chủ nghĩa tư bản.
Tất cả các quan hệ thế giới toàn cầu được thống trị bởi chính trị, đây là một
trong những mục tiêu của nó. Cũng như lịch sử, trình độ phát triển kinh tế của
các nước đang di chuyển từ Đông sang Tây: Hy Lạp cổ đại, đế chế La Mã, Anh, và Mỹ
...
trong thế giới tư bản và nền kinh tế toàn cầu, sự kiểm soát đã luôn luôn ở trong tay của các nhà lãnh đạo lãnh thổ. Trên cơ sở này nó sẽ hợp lý để cân nhắc khả năng lý thuyết của việc sử dụng các nguyên lý Phật giáo xác định, phù hợp với nền kinh tế đó; nếu trước đó nó là phong tục để giả định rằng thực tế sự lựa chọn duy nhất để bước vào ‘xã hội cao’ là được sinh ra bên trong nó, thì sau đó khởi đầu của thế kỷ 20, và đặc biệt là trong thời hiện đại, nhiều ví dụ cho chúng ta thấy rằng, trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành rất giàu có và nổi tiếng khắp thế giới vào một ngày nào đó với những nỗ lực. Như đã thấy, nhiều người từ các gia đình nghèo đã làm ra tiền của, hàng ngàn doanh nhân, chính trị gia, nghệ sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, vận động viên, và v.v...
trong thế giới tư bản và nền kinh tế toàn cầu, sự kiểm soát đã luôn luôn ở trong tay của các nhà lãnh đạo lãnh thổ. Trên cơ sở này nó sẽ hợp lý để cân nhắc khả năng lý thuyết của việc sử dụng các nguyên lý Phật giáo xác định, phù hợp với nền kinh tế đó; nếu trước đó nó là phong tục để giả định rằng thực tế sự lựa chọn duy nhất để bước vào ‘xã hội cao’ là được sinh ra bên trong nó, thì sau đó khởi đầu của thế kỷ 20, và đặc biệt là trong thời hiện đại, nhiều ví dụ cho chúng ta thấy rằng, trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành rất giàu có và nổi tiếng khắp thế giới vào một ngày nào đó với những nỗ lực. Như đã thấy, nhiều người từ các gia đình nghèo đã làm ra tiền của, hàng ngàn doanh nhân, chính trị gia, nghệ sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, vận động viên, và v.v...
Sự thay đổi từ nghèo sang giàu không chỉ tùy
thuộc vào sự thay đổi của cấu trúc xã hội; tuy nhiên, vẫn tùy thuộc vào nhận thức,
đạo đức và sự nỗ lực của cá nhân như là động lực chính yếu. Theo Phật giáo nghèo đói là không hạnh phúc, vì nó liên quan đến dukkha
(khổ). Mục tiêu của giáo lý Phật là chấm dứt khổ đau, và muốn chấm dứt khổ
đau trước hết phải thấy được nguyên nhân của nó. Đứng về góc độ cá nhân, nghèo
khổ bắt nguồn từ việc thiếu trình độ giáo dục (cũng là một phần của vô minh),
biếng nhác, ăn chơi, nghiện ngập, hoặc là tà nghiệp tà mạng… Ở lãnh vực xã hội,
nghèo đói cũng phát xuất từ sự tham lam, bóc lột, không có sự chia sẻ giữa người
giàu và kẻ nghèo bởi lòng ích kỷ và vô cảm của nhiều người hay một thể chế bất
công khiến cho giàu và nghèo trở nên quá rõ nét.
Thực tế rằng vào những giai đoạn trước để trở
thành người đứng đầu của một chính phủ hoặc như thế nào đó tác động tốt đến số
phận của mình chỉ có thể được sinh ra trong một tầng lớp giàu có hoặc giai tầng
có ảnh hưởng, nhưng đừng quên rằng chính phủ cũng là một sự cám dỗ lớn, đã trở
thành nền tảng và ương ngạnh hơn trong thế giới con người. Nếm trải và được hưởng
thụ quyền lực, hầu hết họ đều muốn giữ nó trong tay. Vì điều này họ đã đi đến
những hành động quái gở, không chỉ trái với các nguyên tắc của Phật giáo mà
cũng thường tạo nên mâu thuẫn với xã hội toàn cầu (và cả chính mình) đối với hạnh
phúc và sự tồn tại, cũng như quyết định số phận của hàng nghìn người. Như vậy,
sự phân chia thế giới loài người trong khoảng thời gian từ thời cổ đại đến cuối
thế kỷ XIX, trong những nhóm đặt ra của người giàu và người nghèo, và làm theo
các sự chọn lựa của phong trào cộng đồng giữa những giai cấp trong các xã hội
khác nhau, so sánh dữ liệu tương tự của thế kỷ XX và thế kỷ XXI, chúng ta thấy
rằng bây giờ sự di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác là dễ dàng hơn nhiều so với
trước kia. Vì vậy, nhiều người trẻ đã trở thành con tin của lý tưởng về quyền lực
và tiền bạc.
Quyền lực và tiền bạc được xem là tiêu chí của
đời sống hạnh phúc; tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách sử dụng chúng trong
tinh thần đạo đức và trí tuệ thì chúng trở thành những chướng ngại trên con
đường của chúng ta. Ngoài việc sử dụng, người làm ra nhiều của cải, nếu không
biết chia sẻ, hiến tặng và tiết kiệm đúng cách, không thể gọi là người thông
minh. Đức Phật đã giải thích mười hành vi của người làm giàu như sau nhằm thúc
đầy các phương tiện đạo đức đối với người làm kinh tế hoặc những người giàu, và
biết cách hưởng thụ niềm vui từ sự giàu có như thế nào mới đúng nghĩa:
1.
Người hưởng thụ
niềm vui với của cải có được bằng
những phương
tiện vô đạo đức (nghĩa là đạt được sự giàu có bằng
tà nghiệp) và đã đạt được mà không biết hưởng nó, họ không sử dụng nó vì giúp ích đối với những người khác
và cũng không hiến tặng
tài vật
cho những nơi xứng đáng. Một
thái độ như vậy với sự giàu có không thể được cho là thông minh - và ngược lại họ bị áp đảo với sự chê trách tồi tệ hơn.
2.
Người hưởng thụ niềm vui với của cải có được bằng những phương tiện vô đạo
đức, nhưng người ấy không dùng nó để giúp ích cho những người khác và cũng không hiến tặng
tài vật cho những nơi xứng đáng. Một thái độ như vậy với sự
giàu có không phải là thông
minh trong việc chi tiêu, đặc biệt là trong việc bảo tồn sự
giàu có, người này chắn không phải là
người thông minh.
3.
Người
hường thụ niềm vui với của cải có được bằng những phương tiện vô đạo
đức, nhưng người ấy đem sự
giàu có của họ chia sẻ cho những người
khác, hiến tặng tài vật của mình cho những nơi xứng đáng; họ cũng không thể bảo
tồn sự giàu có…
4.
Người hưởng thụ
niềm vui với của cải có được bằng những phương tiện cả
đạo đức và vô đạo đức (sự giàu có trong trường hợp này có thể có được một
phần trung thực bằng một mức lương, nhưng phần còn lại có thể
đến từ những sự hối
lộ - tức là cả chánh và tà mạng) - nhưng người ấy
không vui hưởng từ sự giàu có của mình, không chia sẻ sự giàu có của mình
cho những người khác và không hiến tặng nó cho những nơi xứng đáng. Một thái độ như vậy với
sự giàu có có thể hoặc không
thể là người
thông minh trong việc đạt được và chắc chắn là không thông minh trong việc chi
tiêu và tiết kiệm (để dành).
5.
Người hưởng thụ
niềm vui với của cải có được bằng những phương tiện cả
đạo đức và vô đạo đức, người
ấy biết cách vui hưởng từ nó, nhưng mắc phải sai lầm trong việc chia
sẻ lợi ích cho người
khác hoặc hiến tặng nó cho những nơi xứng
đáng. Một
thái độ như vậy với sự giàu
có có thể hoặc không thể là người
thông minh trong việc đạt được, dù có thông minh trong việc chi tiêu, nhưng không thông minh trong
việc tiết
kiệm.
6.
Người hưởng thụ
niềm vui với của cải có được bằng những phương tiện cả
đạo đức và vô đạo đức, người ấy biết cách
vui hưởng từ nó và chia sẻ nó vì lợi ích cho người khác và hiến tặng nó cho những nơi xứng
đáng. Một thái độ như
vậy với sự giàu có có thể hoặc không thể là
người thông minh trong việc đạt được,
nhưng đó là thông người minh trong việc sử dụng và tiết kiệm.
7.
Người hưởng thụ
niềm vui với của cải có được chỉ bằng những phương tiện đạo đức (chánh mạng) nhưng người ấy không vui hưởng
từ sự giàu có của họ và cũng không chia sẻ tài sản của mình vì lợi ích của những người khác, cũng
không hiến tặng
nó cho những nơi xứng đáng. Một
thái độ như vậy
với sự giàu có có thể được xem là thông minh trong việc đạt được nhưng
không thông minh trong việc sử dụng hoặc tiết kiệm.
8.
Người hưởng thụ
niềm vui với của cải có được chỉ bằng những phương tiện đạo đức và người ấy biết vui hưởng
từ sự giàu có của mình nhưng không chia sẻ tài sản của mình vì lợi ích của những người khác hoặc hiến tặng
nó cho những nơi xứng đáng. Một
thái độ như vậy
với sự giàu có có thể được xem là thông minh trong việc đạt được và sử dụng nó nhưng không thông minh trong việc tiết
kiệm.
9.
Người hưởng thụ
niềm vui với của cải có được chỉ bằng những phương tiện đạo đức và người ấy biết vui hưởng từ sự giàu có của mình nhưng cũng biết chia sẻ
tài sản của mình vì lợi ích của những người khác và hiến tặng nó cho những nơi xứng đáng. Mặc dù tất cả những hành động tốt của họ, những người này vẫn còn mê mờ đối với những
tác hại của của cảm thụ vui sướng - họ thiếu trí
tuệ để có năng lực từ
bỏ cảm thụ khoái
lạc. Một thái
độ như vậy với sự giàu có có thể được xemi là thông minh trong việc đạt được, sử dụng
và tiết kiệm, nhưng vì những người nầy thiếu hiểu biết về tác hại của cảm thụ
khoái lạc, họ thiếu sức mạnh để giải phóng chính mình khỏi những nanh
vuốt của những ô nhiễm đối với cảm thụ
khoái lạc - bởi vì họ đã
không có cơ hội để học hỏi đầy đủ với những người có trí tuệ.
10. Người
hưởng thụ niềm vui với của cải có được chỉ bằng
những phương tiện đạo đức và người
ấy biết vui hưởng
từ sự giàu có của mình, biết chia sẻ tài sản của mình vì lợi ích của những người khác và hiến tặng
nó cho những nơi xứng đáng. Ngoài ra, những hạng
người này không còn mê mờ đối với tác hại của cảm thụ khoái lạc - và vì vậy họ có trí tuệ muốn
thoát khỏi vòng luân hồi (samsara) và trí tuệ này sẽ dẫn
dắt họ từ bỏ tâm tham trước đối với tài sản.Một thái độ như vậy với sự giàu có có thể được xem là
thông minh trong việc đạt được, sử
dụng và tiết kiệm, và hơn nữa giúp họ vượt qua những phiền não của chính mình, cuối cùng thể nhập Niết
bàn.[1]
Như thế Giá trị kinh tế trong Phật giáo có liên quan
với chất lượng cuộc sống, không
chỉ cho mình mà cho người khác. Tuy nhiên, chúng ta xác định chất lượng
của cuộc sống không chỉ về mặt tiện nghi vật chất, mà còn về mặt phúc lợi tinh
thần và cuối cùng là sự giải thoát của tâm từ những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, phiền não và đạt đến lý tưởng tự do tối hậu
(Niết bàn).
Như đã biết, triết học thế giới phương Tây và phương
Đông có rất nhiều sự khác biệt giữa chúng, một trong những sự khác biệt đó là
việc ứng dụng một trong những khái niệm có vẻ cơ bản của sự tồn tại - tự do. Tự
do cho những người theo triết học Tây phương, đầu tiên và trước hết là tự do
hành động. Trong ý nghĩa này, ‘tự do’ - đi quá xa, làm vỡ xiềng xích, khả năng
không tổn hại và những giấc mơ không tốn kém, thỏa mãn liên tục để cái tôi của
mình. Cũng bởi vì những mong muốn và niềm đam mê luôn luôn là đối tượng của sự cấm
kỵ ở phương Tây do ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo vào đời sống công cộng, đặc
biệt đáng chú ý là trường hợp của thời Trung Cổ và trong giai đoạn Inquisition,
rồi sau đó người ta mới hình thành các khái niệm về những cách nêu trên. Đối với
nguyên lý của Phật giáo, “tự do” có nghĩa là sự giải thoát đau khổ bởi tham muốn
gây ra. Do đó chúng ta có thể giả định rằng sự khác biệt giữa Đông và Tây có thể
bắt nguồn từ khái niệm đó.
Khác với quan điểm phổ biến, Đức Phật khuyến
khích cuộc sống ‘tri túc - an bần thủ đạo’ cho Tăng chúng để xả ly những ham muốn
tiêu cực – cản trở lý tưởng tự do. Tuy nhiên, ngài cũng khích lệ sự giàu có hay sự phát
triển kinh tế xã hội đối với hàng cư sĩ. Trong kinh ‘hạnh phúc phù hợp với một gia đình’ bao gồm quyền sở hữu [atthisukha], hưởng thụ
[bhogasukha], giải thoát từ nợ nần [ananasukha] và không
sai lầm [anavajjasukha]; ở đây, Đức Phật
đã khen ngợi
và khuyến khích hạn
chế những ham muốn [appicchata] gây nên đau khổ. Tuy nhiên, điều quan trọng của
một Phật tử,
trong quá trình kinh tế đối với sự thu
nhập, tiết kiệm hoặc sử dụng tiền
bạc cần nên thực hiện có ý nghĩa đối với mình và người. Khi giàu có, chúng
ta nên sử dụng sự giàu có của mình bằng việc hỗ trợ cho những mục đích lành mạnh trong cuộc sống - không phung phí tiền
trong những điều không mục đích, hoặc trong cách
nào đó dẫn đến sự phát triển hơn nữa
của các phiền não thuộc về tham lam, sân hận
hay ảo tưởng. Điều này không phải là để nói rằng tiền bạc không thể mua được
hạnh phúc, nhưng
sử dụng tiền bạc không mục đích có thể tạo ra thiệt hại nhiều hơn lợi ích. Giàu có để mang lại hạnh phúc
phải được áp dụng để kết
nối với các giá trị tinh
thần cao hơn - đặc biệt là nhân đức và đạo đức của con người mà mà
theo kinh tế học Phật giáo có giá trị lâu
dài và viên mãn hơn bất kỳ sự phát triển vật chất nào.
Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, giá trị kinh
tế được xem là căn bản của hạnh phúc, và cũng là thước đo thành tựu của một cá
nhân. Ngày nay hệ thống đẳng cấp đang dần dần mất ảnh hưởng của nó, vì thế, ai
cũng có thế làm kinh tế, ai cũng có cơ hội để tạo ra tài sản và tiền bạc tùy
theo năng lực của cá nhân. Và để trở thành một doanh nhân trong nền kinh tế tự
do, theo nhà kinh tế học Joop Liefaard, CEO muốn thành
công phải hội đủ bốn tiêu chuẩn: Tầm
nhìn (Vision), Kiến
thức (Knowledge), Biết đủ (Enough is enough), và sự
Can đảm (Courage).[2] Trong Vyagghapajja Sutta, Đức Phật trình bày bốn điều kiện thành tựu kinh tế đối với một gia chủ để có hạnh phúc ở đời này, đó là "Thành tựu
của nỗ lực kiên trì (utthana-sampada), thành
tựu của sự cẩn thận (arakkha-sampada), bạn hữu tốt (kalyanamittata) và sinh kế cân bằng.”[3]
1. Một CEO giỏi được ví
như con chim đại bàng hói liệng xuống ở một điểm rơi tự do rất nguy hiểm và không
kém phần ngoạn mục. Việc bắt đầu kinh doanh cần đầy đủ can
đảm với lòng tự tin vào khả năng để thành thạo trong công việc, điều này có
thể học hỏi từ con chim đại bàng hói, bay cao với sự lan rộng đôi cánh của mình. Ở điểm này Đức Phật cũng đã
khuyến khích sự thành tựu nghề nghiệp của một gia chủ trong thời đại của ngài
xuyên qua sự nỗ lực kiên trì như một sự can đảm đầu tiên trong sinh kế để vận hành thích hợp: "Ở đây, Vyagghapajja, bất cứ hoạt động nào
nào một gia chủ kiếm sống, dù bằng canh tác, kinh doanh, nuôi gia súc, săn bắn, phục dịch cho vua, hoặc bởi bất kỳ loại nghề nghiệp khác-ở đây, người ấy trở nên thành thạo và không lười biếng. Ông ta có được năng lực sáng suốt đối với sự
vận hành và phương tiện thích hợp.” (Vyagghapajja Sutta)
2. Một CEO có năng lực,
ngoài nỗ lực của tự thân cũng không thể thiếu tầm nhìn đối với mình và thương trường, như con đại bàng hói ở trên
những vị trí rất cao, có tầm nhìn xuyên suốt để bắt mồi, và tránh được những
nguy hiểm đang rình rập ở xung quanh nó. Ở đây, Đức Phật cũng đã đề cập đến sự thành tựu cẩn thận, ngoài sức mạnh tự thân,
một gia chủ cũng
phải có tầm nhìn đúng và cẩn thận để biết bảo vệ tài sản của mình khỏi bị phá hủy:
"Ở đây, Vyagghapajja, bất kỳ sự giàu nào mà một chủ hộ đang sở hữu, có được bởi sự nỗ lực, thu được bởi sức mạnh của
cánh tay, bởi đổ mồ hôi trán của mình, như thế mà đạt được do chánh phương tiện - những người như thế biết
cách bảo vệ và canh chừng của cải, vì vậy nhà vua không thể đoạt nó, kẻ trộm
không thể lấy cắp nó, lửa sẽ
không cháy nó, nước sẽ không cuốn nó đi, cũng không bị những người thừa kế xấu xa
phá hủy nó. Đây là thành tựu
của sự cẩn thận.” (Vyagghapajja Sutta)
3. Một CEO thông minh có kiến thức rộng, biết cách học hỏi để thích
ứng với môi trường tồn tại, như con đại bàng hói biết di chuyển môi trường thích hợp theo mùa và có
thể tìm thấy những con mồi mà không gặp phải những tình thế nguy hiểm. Một
doanh nhân giỏi như một cuốn sách, ông
ta biết kỹ
thuật tiếp thị, cạnh tranh, rõ biết các sản phẩm của
mình và các đối thủ, đồng thời phải kết nối với các đối tác và tạo niềm tin cho
khách hàng; đặc biệt, ngoài những kiến thức ắt cần, CEO phải có đạo đức chuẩn mực trong thương
nghiệp của mình. Ở phần này, Đức Phật cũng đã gợi ý về trí tuệ của một gia chủ đó là kết nối ‘bằng hữu tốt’ để thích ứng với môi trường xã hội bằng việc tham gia vào những
cuộc thảo luận hợp với lòng tin,
đức hạnh và sự khôn
ngoan để thành tựu sinh kế tốt trong sự kết nối những phẩm chất đạo đức của cộng
đồng và môi trường tồn tại: "Ở đây, Vyagghapajja, nơi bất kỳ thôn làng hay thị trấn nào mà một gia chủ trú ngụ, ông ta liên kết, trò chuyện, tham gia vào các cuộc thảo luận với các chủ
hộ hay con cái của các chủ hộ khác, dù người trẻ và hoặc người già có văn
hóa cao,
có lòng
tin (saddha), có đức hạnh (sìla), có thiện
tâm (caga), có trí tuệ (panna).
Ông ta hành động phù hợp với lòng tin của sự trung tín, với đức hạnh của
đời sống đạo đức, với điều thiện của từ thiện, với sự khôn
ngoan của trí tuệ. Điều này được gọi là bằng hữu tốt.” (Vyagghapajja Sutta)
4. Một CEO thành công là
người biết đủ - biết hạn chế những một
số sản phẩm ngoài khả năng và giới hạn của ông ta đối với các mặt hàng sản xuất
và tiền thu nhập. Như con đại bàng hói chỉ bắt một con cá tại một điểm của thời
gian, nhưng kỹ năng bay, móng vuốt và thị lực của nó vô cùng phát triển tốt và
nó biết bắt con vật một cách chính xác. Ở đây, Đức Phật cũng khuyên nhắc sự thành công của một gia chủ với sinh kế cân bằng. Ngoài việc không xa
hoa và keo kiệt, ông ta phải biết cách chi tiêu và thu nhập, hạn chế sự vượt quá
tầm kiểm soát để ổn định và cân bằng đời sống của mình mà không gây nên sự khủng hoảng đáng tiếc có thể xảy ra bấy kỳ lúc nào, và có thể gây
nên sự chê cười từ người khác: "Ở đây, Vyagghapajja, một gia chủ biết thu nhập và chi phí của mình dẫn đầu
một cuộc sống cân bằng, không phung phí cũng không keo kiệt, biết rằng sự thu nhập của ông ta như vậy sẽ ổn định đối với sự chi tiêu, nhưng không để sự chi
tiêu của ông ta vượt quá mức thu nhập. “Cũng như các thợ kim hoàn, hay một người học nghề
kim hoàn, biết cách giữ thăng bằng cái cân, bên này hơi nhiều thì cân chùng xuống, bên kia hơi ít thì nó đã nghiêng lên; một gia chủ
cũng như thế, biết sự thu nhập và chi tiêu của mình để đem đến một cuộc
sống cân bằng, không phung phí cũng không keo kiệt, biết vận
dụng thu nhập của mình để ổn định sự chi tiêu, nhưng không để sự chi tiêu của mình vượt quá mức thu nhập.
“Vyagghapajja, nếu một gia chủ có thu nhập ít mà đã
sống một cuộc sống hoang phí, sẽ có nhiều người nói - 'kẻ này hưởng thụ tài sản của hắn giống như một kẻ
ăn táo gỗ’ Vyagghapajja, nếu một gia chủ với có thu nhập lớn nhưng sống một cuộc sống bần cùng, sẽ có nhiều người nói - "người này sẽ chết như một kẻ đói.” (Vyagghapajja Sutta)
Như thế, với bốn tiêu chí ở trên, Đức Phật đã chỉ thị cho các hộ gia đình giàu có phương pháp để bảo tồn và tăng trưởng sự thịnh vượng của mình, và làm thế nào để tránh nguy cơ mất mát của cải. Nếu hưởng thụ
sự giàu có một mình, người ta sẽ không thể
hài hòa với xã hội; xã hội chỉ giảm bớt đau khổ và
nghèo đói khi những người giàu biết cách chia sẻ. Ham muốn quyền lực và tích
lũy của cải quá nhiều bắt nguồn từ tham ái không được kiểm soát; điều này đã
tạo ra sự xung đột và bất ổn trong xã hội thông qua sự oán giận của
những người thiệt thòi, người cảm thấy mình bị khai thác bởi những
tác động ích kỷ và (hoặc)
tham lam từ người khác.
Tuy nhiên, để
tránh nguy cơ mất của cải và tăng trưởng sự giàu có, Đức Phật đã nêu lên bốn
nguyên nhân chính để phòng hộ tài sản đối với một gia chủ:
Có
bốn nguyên nhân hủy diệt của cải được tích lũy:
"(I) Trụy lạc, (ii) say rượu, (iii) cờ bạc, (iv) bạn bè, đồng hành và thân mật với kẻ dữ.
"Cũng như
trong trường hợp của một bể chứa
nước lớn với bốn lỗ đưa nước vào và đưa nước ra, nếu một người đóng các lỗ đưa nước vào và mở các lỗ đưa nước ra, như thế không có lượng
mưa được tích trữ, hiển nhiên nước trong bể bị rút cạn, không
thể tăng lên…”
Có bốn nguyên nhân tăng trưởng
của cải được tích lũy:
(i) không trụy lạc, (ii) không say rượu (iii) không cờ bạc, (iv) bạn bè, đồng hành và thân mật với người tốt.
“Cũng như trường hợp của một bể chứa nước lớn với bốn lỗ đưa nước vào và đưa nước ra, nếu một người mở các
lỗ đưa nước vào và đóng các lỗ đưa nước ra, như thế lượng mưa đầy đủ, hiển nhiên nước trong
bể tăng lên và không sút giảm…’ (Vyagghapajja sutta)
Với bốn điều kiện như
trên, giúp cho gia chủ được hạnh phúc và an vui trong đời sống hiện tại.
Cũng trong kinh Vyagghapajja, ngoài bốn điều kiện để giữ gìn tài sản đời này, Đức Phật cũng đề cập đến
điều kiện quan trọng trong việc tăng trưởng ‘tài sản’ tâm linh như hành trang hạnh
phúc cho tương lai của chúng ta:
Có bốn điều kiện dẫn đến hạnh phúc và an vui
của một gia chủ trong cuộc đời sống tương lai:
"Thành tựu đức tin
(saddha-sampada), thành tựu giới hạnh (sila-sampada), thành tựu bố thí
(caga-sampada) và thành tựu của trí tuệ (panna-sampada).
Thành tựu đức tin là gì?
"Ở đây một chủ có
đức tin, tin vào sự giác ngộ của viên mãn của Đức Phật. Tin rằng Đức Thế Tôn, ngài
là một bậc thanh tịnh, hoàn toàn giác ngộ…bậc thầy của Thiên-Nhân…”
Thành tựu giới hạnh
là gì?
"Ở đây một gia chủ là tránh xa việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, và nghiện các chất
gây ra mê say…”
Thành tựu bố thí là gì?
Thành tựu bố thí là gì?
"Ở đây một gia chủ cư sỹ với tâm giải thoát từ ô nhiễm của
lòng tham, vui thích bố thí,
rộng lượng …phân phát cho kẻ nghèo…”
Thành
tựu trí tuệ là gì?
"Ở đây gia chủ là một
người khôn ngoan. Ông ta có được trí tuệ hiểu rõ
sự sinh và diệt của năm uẩn tồn tại, ông ta đạt được cái nhìn sâu sắc cao thượng đưa đến sự tận diệt khổ đau. Đây được gọi là thành tựu trí tuệ.”
Tóm lại, những thay đổi
kinh tế và cấu trúc cần thiết chắc chắn cũng sẽ đòi hỏi sự chuyển
đổi ở cấp độ cá nhân. Nền kinh tế và sự phát triển của nó hôm nay nhằm tăng cường và định hình
các chính sách của nó với qui mô toàn cầu hóa để chống lại sự nghèo đói và căng
thẳng của toàn cầu; nhưng phương hướng này chỉ là bề mặt, sự bất ổn bên trong
luôn là đề tài nóng bỏng trên các phương tiện thông tin cập nhật. Thiết nghĩ,
cơ hội cho sự phát triển kinh tế cần song song sự phát triển của đạo đức, hoặc
sự phát triển của tâm, như thế mới có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và thăng
bằng. Như Đức Phật đã nói, sự giác ngộ tinh thần bắt
nguồn từ ý thức liên đới với những người
khác và với toàn thể vũ trụ. Điều này đòi hỏi chúng ta nhìn thấy thế giới bên trong chúng ta với sự tương duyên vĩ
đại trong mạng lưới của đời sống, và chúng ta là một
trong các sợi dây kết nối đó. Đó
cũng là cái thấy vô thường và duyên hợp, những nguyên tắc thúc đẩy chúng ta tương tác với người khác một cách trí tuệ và từ bi hơn.
No comments:
Post a Comment