•  Vô Sở Đắc: Chân Lý Tuyệt Đối

    Vô Sở Đắc: Chân Lý Tuyệt Đối

    20/12/2020 - 0 Nhận xét

    Có hai sự thật liên quan đến chân lý và trọng tâm…

  • Light on the Path

    Light on the Path

    16/03/2020 - 0 Nhận xét

    Light and darkness are two sides on our way.…

  • Qui Ước 'Đúng' và 'Sai'

    Qui Ước 'Đúng' và 'Sai'

    17/05/2018 - 0 Nhận xét

    ‘Đúng’ và ‘Sai’ tương tự như các định nghĩa…

  • Kinh Pháp Cú-Phẩm Ngu (5)

    Kinh Pháp Cú-Phẩm Ngu (5)

    04/09/2024 - 0 Nhận xét

    Ni Sư Tịnh Quang dịch 60) Dīghā…

Thursday, May 17, 2018

Qui Ước 'Đúng' và 'Sai'


‘Đúng’ và ‘Sai’ tương tự như các định nghĩa tiên đề trong logics thuần túy. Giá trị chân lý là các giá trị nguyên thủy, và tính hữu ích của chúng khi chúng ta xác định các tiên đề cho suy luận. trong logic Boolean (&&, ||, not), đặc biệt quan trọng đối với khoa học máy tính bởi vì nó phù hợp với hệ thống đánh số nhị phân, trong đó mỗi bit có giá trị là 1 hoặc 0.
'Đúng'’ và ‘Sai’ là những giá trị đưa ra các mệnh đề; những giá trị này, một khi được xác định, có một sự ảnh hưởng đến các giá trị chân lý cho các mệnh đề khác. Tuy nhiên, khái niệm tổng quát càng khó khăn trong việc định nghĩa nó. Điều chắc chắn là các mệnh đề có ý nghĩa là mệnh đề phải có khả năng tiếp cận giá trị chân lý trong một bối cảnh nhất định.

Mệnh đề Vô minh được xác định là không hiểu biết Tứ diệu đế, không rõ được đặc tính của Vô Thường, Khổ, và Vô ngã…Ngược lại với Vô minh là Giác ngộ chân lý xuyên qua Pháp học Tứ đế và Tam pháp ấn…Trên mặt ngữ nghĩa, Vô minh diễn đạt tiên đề "Sai", và Giác ngộ diễn đạt tiên đề “Đúng”; sự mô tả này đưa ra kết quả về một cấu trúc khái niệm ‘ngữ nghĩa hợp lý’, nhưng hầu như không mô tả chính xác ‘chân lý”+’sai’(true+false = 1+0 = 1 (== true); thông thường chúng được gọi là "giá trị chân lý" (truth-values) hoặc “giá trị ngữ nghĩa" (semantic values). Khi giá trị chân lý được lồng trong giá trị ngữ nghĩa, chân lý cũng được hiểu như là chân lý văn tự, khác với chân lý được thẩm thấu. Nhận ra cái sai lầm của vấn đề và nguyên nhân dẫn đến sai lầm và có hành động thay đổi những sai lầm là Giác ngộ, giác ngộ từ vô minh; tuy nhiên ở giá trị chân lý đầu tiên là số 0, những sai lầm (vô minh) từ duyên khởi, không có thực thể nhất định, thực tánh của nó là vô ngã, cũng không khác Phật tánh là giác ngộ nên Huyền Giác nói: “Vô minh thực tánh tức Phật tánh.” Điều này trong logic Boolean (&&, ||, not) định nghĩa rằng: Mệnh đề ‘Sai’ ở trong ‘Đúng’ hay mệnh đề ‘Đúng’ ở trong ‘Sai’(Logical NOT (!) !false: true/!true: false).

Khi tiếp xúc với các pháp, ý thức chúng ta thường có thói quen đánh giá Đúng và Sai theo chuẩn mực tương đối, tuy nhiên chuẩn mực của đạo đức tương đối cũng không chính xác lắm. Một người thợ săn hỏi ta có thấy con nai chạy qua đây không (sự thực ta có thấy nó chạy qua), và ta trả lời rằng ‘không’, như thế sự thực ta nói ‘Sai’ theo giới vọng ngữ. Do đó, ‘Đúng’và ‘Sai’, ‘diễn đạt tiên đề’ không có tính chính xác khi mô tả về chúng. Như vậy, tính chính xác của một ‘ngữ pháp hợp lý phù hợp’ dường như không mô tả xác thực của ‘chân lý’, và ‘Sai’ ít nhất nó có thể làm được với bất kỳ mức độ rõ ràng nào đó. Logical OR (||) (false || true: true/true || false: true).

Ờ một mức độ nhất định, ‘Đúng’ mang nghĩa chính xác, trung thực; ‘sai’ là giả. Trên tiên đề ngữ nghĩa nó cũng không diễn tả được sự thực tuyệt đối. Trong Logic học, không có một sự thật tuyệt đối. Trong Tôn giáo, người ta cho rằng sự thật tuyệt đối nằm ngoài sự hiểu biết của con người, là những gì chúng ta không thể thấy được, hiểu được, không thể luận bàn, chỉ có thần, và đấng siêu nhiên (tưởng) mới là tuyệt đối; tuy nhiên, kinh Thánh đã trải qua nhiều lần sửa đổi để thích ứng với xã hội, và để con người có thể chấp nhận. Trong Phật giáo, sự thật tuyệt đối là Không, Vô ngã! “Tất cả trang sức quí báu trên thế gian này, chẳng có gì sánh được với người có đạt được sự hiểu biết.” (Sutta Nipata), đó là trí tuệ giác ngộ.

Quán Vô ngã, nhìn đời ta sẽ hiểu người ở mức độ ‘Đúng’ và ‘Sai’ nào đó. Quán Vô ngã, nhìn lại mình ta cũng sẽ thấy mình ‘Đúng’ và ‘Sai’ như thế nào. Với một mức độ đạo đức, chúng ta ‘xả ác vi thiện’ để làm chừng mực qui tắc và định vị lối sống thực ‘Đúng’ với nghĩa con người: những gì mình không thích thì đừng đem cho kẻ khác (己所不欲,勿施于人《论语颜渊》) vì chân lý thế gian, các hiện tượng chỉ tương đối trong những phép cộng logics với miền nhân quả (2 + 2 must = 4, because 1 + 1 = 2, and 1 + 1 + 1 + 1 = 4).
TNTQ

No comments:

Post a Comment

  • Đường Thi -- Phần 1

    Đường Thi -- Phần 1

    16/05/2022 - 0 Nhận xét

  • Sister Tinh Quang Quotes 16

    Sister Tinh Quang Quotes 16

    07/05/2016 - 1 Nhận xét

    Normal 0 false false …

  • Sister Tinh Quang Quotes 60

    Sister Tinh Quang Quotes 60

    02/09/2016 - 0 Nhận xét

    Nature has given us wonderful things, but…

  •  NEW ONES

    NEW ONES

    01/06/2024 - 0 Nhận xét

    Every morning has the new sun,The clouds have new…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States