Không gian là vật thể và vị trí của vật thể
(hoặc pháp). Không gian không thể tách rời thời gian hay ngược lại.
Thời gian cùng với không gian không ngừng
chuyển động. Yếu tố của không gian được xem là khả năng xuất hiện hay quá trình
hiện hữu. Trong TH hiện đại, thời gian được biểu thị là t = 0, và 0 cũng được
xem như là không gian. Nếu chúng ta có thể nhận ra được trạng thái của không
gian 3D, thấy đươc khoảng cách trong những từ, thấy được khoảng cách trong một
tuần, một ngày, một giờ, một tích tắc…thấy được không gian của một con kiến, thấy
được con nước tràn đầy một không gian ở cuối thung lũng…là chúng ta thấy được bản
thể của không gian, bản thể chuyển động của một vật thể, của một ‘pháp’.
Với định luật va chạm và hòa hợp của vật thể
(như tứ đại), không và tâm thức, hình thành một sự vật, hiện tượng…, sự hiện hữu
của một chúng sanh vô tình hoặc hữu tình (năm uẩn). Sự chuyển động của không
gian bên trong và bên ngoài được định nghĩa trong những chuyển động quan hệ tức
thời; tuy nhiên, khi xác minh yếu tố va chạm của thuyết lượng tử hấp dẫn của vật
chất (chưa nói đến ý thức) người ta vẫn ngập ngừng khi đưa ra quyết định cụ thể
về không gian; thay vì tránh dùng thuật ngữ: lực chuyển động ‘tuyệt đối’
(‘absolute’), nó chỉ được nhận định rằng lực chuyển động ‘đúng’ (‘true’), đúng
bởi vì nó là ‘tương đối’; như thế không gian đơn thuần chỉ là ‘tương đối’, đó
là tạm thời hay tạm có.
Vậy thì thể tính (hay bản thể) của không gian
nằm ở đâu trong sự va chạm và vận hành tương đối này? Dĩ nhiên, bản thể không
thể là một không gian cụ thể hay một main point nào đó; và chúng ta không tìm
thấy được thể tính trong sự sự vật vật xuyên qua những giác quan và trần cảnh với
những quan hệ quán tính trong một thời điểm nhất định.
Bản thể, với một ví dụ đơn thuần đối với Đạo
học là thể tính của nước, không mùi vị, không ngắn dài, không hình thái nhất định,
nó vốn như vậy; chúng ta không thể dùng tâm thức hay trụ trước đối với thực tại
của không gian (一切无心无住着,世出世法莫不皆尔_传奇彩票), vừa
khởi tâm động niệm với sự vật liền bị cuốn theo lực va chạm của không gian xoay
chuyển, nói theo ngôn ngữ của Thiền là bị vật chuyển. Bản thể của cái thấy cái
nhìn đơn thuần về một sự vật là không thêm hay bớt, chân lý thực sự là không bị
cắt xén bởi tư duy (nāpaneyaṃ bhūtato bhūtaṃ śaśvad indiyagocare /draṣṭavyaṃ
bhūtato bhūtaṃ yādṛṣaṃ ca yathā ca yat - Saund_13.44 /Ashvaghosha), vì tư duy
(phàm tính) được dẫn dắt bởi ‘dục’ tính, ngã tính, không phải là thể tính
nguyên sơ của một sự vật, hay cái nhìn đầu tiên. Nói là đầu tiên là tạm nói chứ
không phải có cái đầu đối với cái cuối; thể tính trên một mặt phẳng của
không+thời gian ở thể tĩnh, chưa từng bị động, như thái hư, không có trong hay
ngoài, cũng chẳng phải đến hay đi (本性体若太虚,无内无外,非来非去_慧律法师) như những nỗi buồn vui qua năm tháng.
Không gian của một ý nghĩ không biết bao
nhiêu là niệm xen tạp. Thực thể của không gian tâm thức không thể là niệm hay
tư tưởng, vì chúng là tướng trạng của tư duy lậu hoặc (những giọt nước vọng thức
tuôn chảy) bởi những lổ hỏng của suy nghĩ. Nhận diện bản thể là không suy nghĩ
hay khởi tưởng vấn đề, chỉ tĩnh tại đối với dòng ý niệm bất tận. Một hành giả
khi đã đạt được sự yên tĩnh bên trong của nhận thức và hiểu biết sâu sắc về hiện
tượng với nhận thức vượt bực, nhiệm vụ của người ấy là nỗ lực trong việc thiết
lập những phẩm chất như những thiện hạnh qua sự chứng ngộ cao hơn nhằm kết thúc
lậu hoặc (tatra, bhikkhave, yvāyaṃ puggalo lābhī ceva hoti ajjhattaṃ
cetosamathassa lābhī adhipaññādhammavipassanāya, tena, bhikkhave, puggalena
tesu ceva kusalesu dhammesu patiṭṭhāya uttari āsavānaṃ khayāya yogo karaṇīyo.”
(tatiya-samādhi-suttaṃ (AN 4.94)). Tạm nói là kết thúc, sự thực là ngay nơi cái
quán chiều sâu sắc, không sinh tâm khi vừa thấy, không phân biệt tình trần, một
niệm cũng không khởi, đó chính là bản thể của không gian ý thức (起见生心,分别执著便有情尘烦恼、扰攘、若以利根勇猛身心直下,修到一念不生之处,即是本来面目_云林禅语).
Đề cập đến thể tính của không gian, Phật giáo
cho rằng nhất tâm (vô niệm) là thể tính của không gian (vạn pháp), và không
gian là tướng của nhất tâm (一心是万法之性,万法是一心之相_起信論). Như thế ,vô niệm là
tính, không gian là tướng; lìa tướng ta không thể thấy được thực thể của tính,
hay ngoài không gian ta không thể có được kinh nghiệm bản thể. Rõ hơn, các pháp
trong ba cõi được hiện hữu qua lăng kính của tâm, hiểu thấu điều này là cứu
cánh giải thoát, bằng không thì cứ mãi trầm luân một cách điên rồ. (善男子!三界之中,以心为主。真观心者,究竟解脱。不能观者,究竟沉沦_大乘本生心地观经/观心品).
Trong định luật va chạm và chuyển động của
không gian với hàng tỷ phổ quang ánh sáng, chúng ta khó có thể thấy được thực
tính vi tế của giao thức ánh sáng xuyên qua các giác quan của chúng ta; vì
không thể thấy rõ, nên chúng ta ảo tưởng về chúng. Chỉ khi nào nhận chân được đặc
tính vô thường vô ngã của các hiện tượng tâm và cảnh, chúng ta mới có thể thực
thi chánh niệm đối với các giác quan của mình về các đối tượng khách thể (tataḥ
smṛtim adhiṣṭhāya capalāni svabhāvataḥ / indriyāṇīndriyārthebhyo nivārayitum
arhasi_ Saund_13.30). Trong tâm không thấy cảnh, nơi cảnh không bận tâm là
chánh niệm thực tại trong bản thể nguyên sơ, nơi mà không gian rỗng rang, ý niệm
tịch lặng; đây là chỗ mà Thiền gia gọi là không thấy một vật gọi là thấy đạo,
không hành gì cả gọi là hành đạo (不见一物名为见道,不行一物名为行道_达摩祖师); đó cũng là lúc nhân ngã tiêu vong; và trên con đường, một không gian
trống vắng, người đi chỉ là đi, thong thả, lá vẫn cứ rơi và gió vẫn cứ mãi hát
khúc muôn đời như thế.
TNTQ
No comments:
Post a Comment