Wednesday, September 4, 2024

Kinh Pháp Cú-Phẩm Ngu (5)

Ni Sư Tịnh Quang dịch 

60) Dīghā jāgarato ratti dīghaṃ santassa yojanaṃ;
Dīgho bālānaṃ saṃsāro saddhammaṃ avijānataṃ.
60) Đêm dài với người thức,
Đường dài vì người mệt,
Luân hồi dài, người ngu,
Không hiểu được chánh pháp.


Đối chiếu Pāḷi-Việt:
dīghā: dài; jāgarato: người thức giấc; ratti: đêm; dīghaṃ: dài; santassa: người mệt mỏi; yojanaṃ: dài-do tuầns hay do-nas, một do tuần của Ấn Độ tương đương 22 km đường dài; dīgho: rất dài; bālānaṃ: người ngu; saṃsāro: luân hồi/bālānaṃ saṃsāro: luân hồi của người ngu; saddhammaṃ: chánh pháp; avijānataṃ: không hiểu, không biết/saddhammaṃ avijānataṃ: không hiểu được chánh pháp
 
61) Carañce nādhigaccheyya, seyyaṃ sadisamattano;
Ekacariyaṃ daḷhaṃ kayirā, natthi bāle sahāyatā.
61) Không tìm được bạn lữ,
Hơn mình hoặc bằng mình,
Hãy quyết bước một mình,
Không làm bạn người ngu.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
caraṃ: lữ hành, người lang thang (carant: Tăng nhơn lưu lãng); ce: nếu, như; nādhigaccheyya: tìm không được, chưa tìm được (adhigaccheyya: tìm/na: không) + adhigaccheyya = nādhigaccheyya; seyyaṃ: người hơn mình; sadisam: bằng, tương đương; attano: chính mình/sadisamattano: và người tương đương với mình; ekacariyaṃ: bước một mình, độc tự du hành; daḷhaṃ: kiên quyết, quyết định; kayirā: hãy nên, nên làm; natthi: chớ có, không cùng; bāle: người ngu dốt; sahāyatā: bạn đồng hành
 
62) Puttā matthi dhanammatthi, iti bālo vihaññati;
Attā hi attano natthi, kuto puttā kuto dhanaṃ.
62) “Con ta, tiền tài ta”,
Người ngu khổ theo đó.
Chính ‘ta’ cũng không có,
Con đâu? Tài sản đâu?
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
puttā: con, con trai; matthi: ta có; dhanaṃ: tiền tài, tài sản, giàu có; matthi: như trên; iti: theo đó (câu trích dẫn trước); bālo: người ngu; vihaññati: đau buồn, bị khổ não; attā: chính ta; hi: thực sự; attano: của chính mình; natthi: không có, không tồn tại; kuto: ở đâu? từ đâu?; puttā: con, con trai (kuto puttā: có con gái ở đâu? từ đâu có con trai?; kuto dhanaṃ: tài sản có ở đâu?
 
63) Yo bālo maññati bālyaṃ, paṇḍito vāpi tena so;
Bālo ca paṇḍitamānī, sa ve ‘bālo’ti vuccati.
63) Người ngu biết mình ngu,
Nhân đây là người trí.
Ngu tự nhận là trí,
Thực đáng gọi người ngu.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
yo: đó, kia; bālo: người ngu, khờ khạo; maññati: biết, nhận biết; bālyaṃ: ngu xuẩn; paṇḍito: người trí; vāpi: cũng giống (va: giống như, api: cũng); tena: do đây; so: người ấy; bālo: người ngu; ca: mà, và; paṇḍitamānī: tự cho mình là trí, tự cho mình là thong minh (paṇḍita: người trí + mānin: tự hào); sa: người ấy; ve: thực sự, nhất định; ‘bālo’ti: như người ngu ; vuccati: được gọi là
 
64) Yāvajīvam pi ce bālo paṇḍitaṃ payirupāsati;
Na so dhammaṃ vijānāti, dabbī sūparasaṃ yathā.
64) Người ngu dù trọn đời,
Gần gũi người trí tuệ,
Vẫn không hiểu chánh pháp,
Như muỗng với vị canh.*
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
Yāvajīvaṃ: trọn đời (yāva: lâu dài+jīva: thân thể = yāvajīvam); pi: cũng, thậm chí; ce: nếu như (pi ce: ngay cả khi 即使假如); bālo: người ngu; trẻ con; paṇḍitaṃ: người trí; payirupāsati: gần gũi, phụng sự, thường thăm viếng; na: không  (na vijānāti: không biết, không hiểu); so: người ấy; dhammaṃ: pháp, chánh pháp;  vijānāti: hiểu, hiểu biết; dabbī: muỗng, thìa; sūparasaṃ: vị súp, vị canh (sūpa: súp, cháo+ rasa: vị= sūparasaṃ); yathā: giống như
*Như thìa, muỗng ở trong nồi canh nhưng không biết được mùi vị của canh (súp)
 
65) Mhuttam api ce viññū paṇḍitaṃ payirupāsati;
Khippaṃ dhammaṃ vijānāti, jivhā sūparasaṃ yathā.
65) Người khôn dù chốc lát,
Thân cận người có trí,
Nhanh chóng hiểu chánh pháp,
Như lưỡi với vị canh.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
muhuttam: chốc lát, khoảnh khắc, thời gian ngắn; api: thậm chí, cũng, giống như; ce: nếu như (api ce: ngay cả khi); viññū: người khôn ngoan, người trí; paṇḍitaṃ: người trí; payirupāsati: gần gũi, phụng sự, thăm viếng; khippaṃ: nhanh chóng; dhammaṃ: pháp, chánh pháp; vijānāti: hiểu, hiểu biết; jivhā: lưỡi; sūparasaṃ: vị súp, vị canh; yathā: giống như

66) Caranti bālā dummedhā, amitteneva attanā;
Karontā pāpakaṃ kammaṃ, yaṃ hoti kaṭukapphalaṃ.
66) Người ngu thiếu hiểu biết,
Làm kẻ thù chính mình:
Gây tạo những ác nghiệp,
Thì chịu quả khổ đau.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
caranti: làm, tạo tác; bālā: người ngu; dummedhā: thiếu hiểu biết, người ngu xuẩn (du: không đủ + medha: trí tuệ = dummedha); amittena: cùng kẻ thù (eva: chỉ là); attanā: chính mình, do mình; karontā: gây tạo; pāpakaṃ: ác, tà; kammaṃ: nghiệp (pāpakaṃ kammaṃ: ác nghiệp, ác hạnh); yaṃ: điều ấy (ác nghiệp); hoti: là, thì; kaṭukapphalaṃ: chịu quả khổ đau (kaṭuka: khổ + phala: quả)
 
67) Na taṃ kammaṃ kataṃ sādhu, yaṃ katvā anutappati;
Yassa assumukho rodaṃ, vipākaṃ paṭisevati.
67) Việc làm bất thiện ấy,
Làm xong rồi hối hận,
Khóc tràn đầy nước mắt,
Với hậu quả theo sau.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
na: không, không phải; taṃ: ấy, đó; kammaṃ: việc làm, hành vi; kataṃ: xong, hoàn tất; sādhu: thiện, tốt; yaṃ: điều ấy; katvā: đã làm, sau khi làm; anutappati: hối hận; yassa: điều đó, người kia; assumukho: mặt tràn đầy nước mắt, mặt đẫm lệ (assu: nước mắt + mukha: mặt, miệng = assumukho); rodaṃ: khóc; vipākaṃ: hậu quả, kết quả; paṭisevati: theo sau
 
68) Taṃ ca kammaṃ kataṃ sādhu, yaṃ katvā nānutappati;
Yassa patīto sumano, vipākaṃ paṭisevati.
68) Việc làm lương thiện ấy,
Làm rồi không hối hận,
Vui mừng và hạnh phúc,
Với kết quả theo sau.       
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
taṃ: ấy, đó; ca: và; kammaṃ: việc làm, hành vi; kataṃ: xong, hoàn tất; sādhu: thiện, tốt (kataṃ sādhu: làm điều thiện); yaṃ: điều ấy, người ấy; katvā: làm rồi, sau khi làm; nānutappati: không hối hận; yassa: người ấy, điều đó; patīto: vui mừng; sumano: hạnh phúc, nụ cười; vipākaṃ: kết quả, hậu quả; paṭisevati: theo sau
 
69) Madhuṃ vā maññati bālo, yāva pāpaṃ na paccati;
Yadā ca paccati pāpaṃ, atha dukkhaṃ nigacchati.
69) Người ngu tưởng mật ngọt,
Khi việc ác chưa chin;
Lúc ác nghiệp chín muồi,
Người ấy chịu khổ đau.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
madhuṃ: mật ong, ngọt ngào; vā: như, giống như (madhuṃvā: giống như mật ong); maññati: tưởng, nghĩ, cho là; bālo: người ngu; yāva: đến khi; pāpaṃ: việc ác, làm sai; na: không, chưa; paccati: bị chín, bị nấu chin; yadā: lúc, khi đó; ca: và; paccati: bị chin muồi, bị nấu chín; pāpaṃ: việc ác, làm sai; atha: sau đó; dukkhaṃ: khổ đau; nigacchati: chịu đựng, trải qua, đưa đến
 
70) Māse māse kusaggena, bālo bhuñjeyya bhojanaṃ;
Na so saṅkhātadhammānaṃ, kalaṃ agghati soḷasiṃ.
70) Tháng này qua tháng khác,
Kẻ ngu dù chỉ ăn,
Những ngọn cỏ kusa,
Không bằng phần mười sáu,
Người liễu tri Giáo Pháp.*
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
māse: tháng (māse māse: tháng này qua tháng khác; kusaggena: với ngọn cỏ Kusa, đọt sả (kusa: tên một loại thánh thảo + agga: đứng đầu= kusagga/Sg. Kusaggena); bālo: người ngu; bhuñjeyya: có thể ăn; bhojanaṃ: thức ăn; na: không; so: người ấy; saṅkhātadhammānaṃ: người liễu tri Giáo pháp, đã chứng ngộ Phật pháp (saṅkhāta: cân nhắc, khảo sát + dhamma: pháp + dha: cử hành = saṅkhātadhammanaṃ; kalaṃ: một phần nhỏ; agghati: có giá trị, xứng đáng; kalaṃ soḷasiṃ: một phần mười sáu
*Bài kinh muốn nói người thực hành khổ hạnh, ép thân, để đạt được công đức, không bằng 1/16 của người chứng ngộ giáo pháp (người có trí tuệ), có trí tuệ mới giải thoát được phiền não, đau khổ.
 
71) Na hi pāpaṃ kataṃ kammaṃ, sajju khīraṃ va muccati;
Dahaṃ taṃ bālam anveti, bhasmacchanno va pāvako.
71) Việc ác vừa mới làm,
Như sữa, chưa đông ngay,
Nó đi theo kẻ ngu,
Như lửa bị phủ tro.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
na: không; hi: thực sự; pāpaṃ: ác, tà; kammaṃ: làm, hành vi; sajju: ngay lập tức, đồng thời, nhanh; khīraṃ: sữa; va: như, giống như; muccati: được bảo tồn, phát hành/mucchati: đông đặc; dahaṃ: lửa cháy; taṃ: nó, điều ấy; bālaṃ: kẻ ngu; anveti: đi theo sau; bhasmacchanno: bị tro phủ (bhasma: tro, bụi tro + channa: phủ, đậy = bhasmacchanna); va: như trên; pāvako: lửa, than hồng
 
72) Yāvadeva anatthāya, ñattaṃ bālassa jāyati;
Hanti bālassa sukkaṃsaṃ, muddham assa vipātayaṃ.
72) Kiến thức của người ngu,
Chỉ làm hại chính mình,
Nó hủy diệt hạnh phúc,
Phá hư đầu kẻ ấy.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt-Hán:
yāvadeva: sự thực, chỉ là; anatthāya: làm hại, tổn thất, bất hạnh; ñattaṃ: kiến thức, tri thức; bālassa: của người ngu; jāyati: xuất hiện, bị phát sinh; hanti: hủy diệt, sát hại; bālassa: như trên; sukkaṃsaṃ: hạnh phúc, may mắn; muddham: cái đầu; assa: của người ấy (muddham assa: cái đầu của người ấy); vipātayaṃ: phá hư, phá hoại
 
73) Asantaṃ bhāvanaṃ iccheyya, purekkhāraṃ ca bhikkhusu;
Āvāsesu ca issariyaṃ, pūjaṃ parakulesu ca.
73) Muốn cung kính vượt bực,
Tôn trọng từ chúng Tăng,
Và nơi ở tốt nhất,
Được nhiu người cung dưỡng.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
Asantaṃ: vượt bực, quá mức, không phù hợp; bhāvanaṃ: cung kính; iccheyya: ước muốn, có thể mong cầu; purekkhāraṃ: tôn trọng, kính trọng; ca: và; bhikkhusu: Tăng, trong chúng Tỳ-kheo; āvāsesu: nhà, nơi ở; ca: và; issariyaṃ: tốt nhất, thống trị; pūjāṃ: cung dưỡng, cúng dường; parakulesu: các gia đình khác nhau, ở trong mỗi gia đình/gia chủ (para: bất đồng, khác nhau, người khác + kula: gia đình, gia tộc = parakulesu); ca: như trên
 
74) Mameva kata maññantu, gihīpabbajitā ubho;
Mamevātivasā assu, kiccākiccesu kismici;
Iti bālassa saṅkappo, icchā māno ca vaḍḍhati.
74) “Gia chủ và du Tăng,
Cả hai nên biết rằng,
Điều ấy do tôi làm,
Hãy tùy thuận ý tôi,
Trong bất cứ việc gì!”
Người ngu nghĩ như thế,
Tham và mạn tăng trưởng.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
mameva: chỉ do tôi (mama: tôi + eva: chỉ là; kataṃ: làm; maññantu: các người hãy suy nghĩ, phải biết rằng; gihī: gia chủ, cư sĩ; pabbajitā: du phương Tăng; ubho: cả hai; mameva: như trên; mamevātivasā: thuận theo ý của tôi (ativasā: y theo ý muốn của người ấy); assu: nên như vậy; kiccākiccesu: ở trong mỗi công việc; kismici: bất kỳ; iti: như thế; bālassa: người ngu; saṅkappo: suy nghĩ (bālassa saṅkappo: suy nghĩ của người ngu); icchā: tham muốn; māno: mạn, kiêu ngạo; ca: và (icchā māno ca: tham dục và mạn); vaḍḍhati: tăng trưởng
 
75) Aññā hi lābhūpanisā, aññā nibbānagāminī;
Evam etaṃ abhiññāya, bhikkhu buddhassa sāvako;
Sakkāraṃ nābhinandeyya, vivekam anubrūhaye.
75) Một bên đạt thế lợi,
Bên khác hướng Niết-bàn.
Tỳ-kheo, đệ tử Phật,
Hiểu rõ ràng như thế,
Đừng vui thích cung kính,
Nên tu tập, ẩn cư.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
aññā: một bên, khác, kia; hi: đúng, thực sự; lābhūpanisā: phương pháp đạt được lợi ích (thế gian)/lābha: đạt được, thủ đắc + upanisā: phương pháp, nguyên nhân = lābhūpanisā); aññā: nt; nibbānagāminī: đạo hướng Niết-bàn (nibbāna: Niết bàn + gāmin: đạo hướng, đạo giáo = nibbānagāminī; evam: như thế; etaṃ: cái này, điều này; abhiññāya: đã hiểu rõ ràng, liễu tri; bhikkhu: Tỳ-kheo; buddhassa: Đức Phật, bậc giác ngộ; sāvako: đệ tử, thính chúng, học trò (buddhassa sāvako: Thinh văn đệ tử của Phật); sakkāraṃ: cung kính, tôn sùng; na: không, đừng; abhinandeyya: nên vui thích, tìm đến lạc thú; vivekam: ẩn cư, độc cư; anubrūhaye: nên tu tập



No comments:

Post a Comment

New York - Buddhism News

Buddhism Lion's Roar

Buddhism | The Guardian

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States
Thich Nu Tinh Quang (Phuong Thi Van) is a Vietnamese-American nun. Born in 1969 in Hue-Vietnam, she currently lives in Garden Grove, California. She became a Buddhist nun in 1978 and was ordained as a Bhikkhuni in 1989. She is currently the abbot of Dieu Khong Temple in Garden Grove. A poet and writer, she is also a translator.