Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt
90) Gataddhino visokassa, vippamuttassa sabbadhi;
Sabbaganthappahīnassa, pariḷāho na vijjati.
90) Đã thành tựu lộ trình,
Vô ưu, giải thoát hẳn,
Lìa tất cả ràng buộc,
Người phiền não không còn.
「gataddhino: với người đã thành tựu lộ trình (gataddhin-adj: người thành tựu lộ trình; visokassa: người vô ưu, lìa ưu sầu (visokassa: visoka-adj: không có ưu sầu; vippamuttassa: với người được giải thoát; sabbadhi: hoàn toàn, tất cả các khía cạnh; sabbaganthappahīnassa: với người đã từ bỏ (lìa) tất cả ràng buộc; pariḷāho: thống khổ, phiền não; na: không; vijjati: tìm thấy được, còn (na vijjati: không còn」
91) Uyyuñjanti satīmanto, na nikete ramanti te;
Haṃsāva pallalaṃ hitvā, okamokaṃ jahanti te.
91) Người chánh niệm, tinh tấn,
Không thích trú một nơi;
Như thiên nga lìa hồ,
Bỏ đây, đến nơi khác.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「uyyuñjanti: những người (họ) tinh tấn, cố gắng hết sức, không ngừng luyện tập, khởi động; satīmanto: người chánh niệm, cụ niệm; na: không; nikete: ở trú xứ; ramanti: ưa thích; te: họ ; haṃsāva: như con ngỗng, con thiên nga; pallalaṃ: ao, hồ nhỏ; hitvā: đã rời, bỏ hồ mà đi; okamokaṃ: từ nơi này đến nơi khác; jahanti: họ rời đi, rút đi; te: như trên」
92) Yesaṃ sannicayo natthi, ye pariññātabhojanā;
Suññato animitto ca, vimokkho yesaṃ gocaro;
Ākāse va sakuntānaṃ, gati tesaṃ durannayā.
92) Người không tích lũy gì,
Với thức ăn biết đủ,
Không, vô tướng, giải thoát,
Là hành tung của họ;
Như chim trong hư không
Khó lần ra dấu vết.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yesaṃ: họ, những người ấy; sannicayo: tích lũy; natthi: không ở đây, không có; ye: họ; pariññātabhojanā: biết rõ hoàn toàn về thức ăn; suññato: ‘không’, hư không; animitto: vô tướng, vô hình; ca: và; vimokkho: giải thoát; yesaṃ: đối với những người này; gocaro: cảnh giới, hành tung; ākāse: ở trong hư không, bầu trời; va: như; sakuntānaṃ: loài chim; gati: hành trình, dấu vết; tesaṃ: trong đó, của chúng; durannayā: khó truy lần được, khó theo dõi」
93) Yassāsavā parikkhīṇā, āhāre ca anissito;
Suññato animitto ca, vimokkho yassa gocaro;
Ākāse va sakuntānaṃ, padaṃ tassa durannayaṃ.
93) Người phiền não đoạn hết,
Không tham đắm thức ăn
Hành tung của họ là
‘Không, vô tướng, giải thoát’,
Như chim trong hư không,
Khó lần ra dấu vết.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yassa: với người; āsavā: các lậu, phiền não; parikkhīṇā: đoạn hết; āhāre: đối với thức ăn; ca: và; anissito: không tham đắm, không phụ thuộc; suññato: ‘không’; animitto: vô tướng, vô hình; ca: và; vimokkho: giải thoát; yassa: người ấy; gocaro: cảnh giới, hành tung; ākāse: ở trong hư không, bầu trời; va: như; sakuntānaṃ: loài chim; padaṃ: tuyến đường, dấu vết; tassa: của nó (padaṃ tassa: dấu vết của nó; durannayā: khó truy lần được, khó theo dõi」
94) Yassindriyāni samathaṅgatāni, assā yathā sārathinā sudantā;
Pahīnamānassa anāsavassa, devāpi tassa pihayanti tādino.
94) Người các căn an định,
Như kỵ sĩ thuần ngựa,
Trừ mạn, đạt vô lậu,
Được chư Thiên ái kính.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yassindriyāni: các căn của người ấy (yassa: người ấy + indriyāni: các căn , sáu giác quan = yassindriyāni; samathaṅgatāni: đạt được an địn; assā: ngựa; yathā: như; sārathinā: người đánh xe, người điều khiển xe ngựa (kỵ sĩ); sudantā: khéo thuần phục; pahīnamānassa: với người đã tiêu trừ ngã mạn (pahīna: xả bỏ + mānassa: mạn); anāsavassa: người ấy đã đạt vô lậu (an 無, āsavassa 漏); devāpi: chư thiên, thần linh cũng; tassa: vị ấy; pihayanti: khát ngưỡng, ái mộ; tādino: người như thế」
95) Pathavisamo no virujjhati, indakhilupamo tādi subbato;
Rahadova apetakaddamo, saṃsārā na bhavanti tādino.
95) Như đất không chướng ngại,
Như trụ đá Đế thiên,*
Như hồ nước không bùn,
Hiền nhân không luân hồi.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「pathavisamo: giống như đất (pathavisama-adj: giống như địa cầu/pathavi: đất + sama: giống như = pathavisamo); no: không, chẳng có; virujjhati: bị chướng ngại; indakhilupamo: giống như trụ đá Nhân-đà-la, Đế thiên (upamo: tỷ dụ, giống như); tadi: như vậy; subbato: hiền nhân, người đạo đức cao cả; rahadova: như hồ nước (rahada-N: ao, hồ nước ); apetakaddamo: không bùn dơ (apeta: không, khử trừ, kaddamo: bùn dơ, ô uế); saṃsārā: luân hồi; na: không; bhavanti: là; tādino: người như thế」
*Đế thiên còn gọi là Nhân-đà-la (Indra), là vua của các vị Thần Ấn giáo (the Rig-Veda), đây là vị thần mưa và sấm sét.Trong các ngôi đền cổ của Ấn Độ thường có cột đá kiên cố ghi khắc về vị Đế thiên này.
96) Santaṃ tassa manaṃ hoti, santā vācā ca kamma ca;
Sammadaññā vimuttassa, upasantassa tādino.
96) Người tâm ý yên tĩnh,
Ngôn, hành cũng yên tĩnh,
Chánh trí, vị giải thoát,
Người ấy, bậc định tĩnh.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「santaṃ: yên tĩnh, tịch tĩnh, tịch chỉ, an bình; tassa: người ấy; manaṃ: tâm ý; hoti: là; santā: yên tĩnh, tịch tĩnh; vācā: ngôn ngữ, lời nói; ca: và; kamma: hành vi, nghiệp; ca: như trên; sammadaññā: chánh trí, nhận thức đúng đắn; vimuttassa: người giải thoát (vimutta-adj: giải thoát, phóng thích); upasantassa: người định tĩnh; tādino: người như vậy」
97) Assaddho akataññū ca, sandhicchedo ca yo naro;
Hatāvakāso vantāso, sa ve uttamaporiso.
97) Người đó không mê tín,
Rõ vô vi-Niết-bàn.
Đã đoạn hết hệ phược,
Dứt cơ hội tái sinh,
Ly dục, bậc tối thượng.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「assaddho: không tin mù quáng, không mê tín (a: không 無, saddho: tin); akataññū: người rõ biết vô vi-Niết-bàn (akata-adj: vô vi, không còn tạo tác); ca: và; sandhicchedo: đoạn hết hệ phược (sandhi: hệ phược, liên kiết – cchedo: đoạn trừ, phá hoại); ca: và; yo: đó; naro: người; hatāvakāso: người dứt hết tất cả cơ hội tái phát (hata: đoạn dứt – avakāso: cơ hội); vantāso: ly dục, xả bỏ ước muốn (vanta: xả bỏ; āso: ước muốn ); sa: người đó; ve: quả thực; uttamaporiso: bậc cao quí, tối thượng」
98) Gāme vā yadi vāraññe, ninne vā yadi vā thale;
Yattha arahanto viharanti, taṃ bhūmiṃ rāmaṇeyyakaṃ.
98) Thôn làng hay rừng sâu,
Thung lũng hay cao nguyên,
Vị La-hán ở đâu,
Thì nơi ấy an vui.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「gāme: tại thôn làng; vā: hoặc; yadi: nếu; vāraññe: hoặc tại rừng cây, nơi thanh vắng; ninne: nơi thung lũng, vùng đất thấp; vā: nt; yadi: nt; thale: nơi đất cao, cao nguyên; yattha: ở đâu, ở nơi nào, lúc nào; arahanto: vị A-la-hán; viharanti: cư trú, sống ở; taṃ: đó; bhūmiṃ: ranh giới, khu vực, địa điểm; rāmaṇeyyakaṃ: dễ chịu, vui vẻ, an vui」
99) Ramaṇīyāni araññāni, yattha na ramatī jano;
Vītarāgā ramissanti, na te kāmagavesino.
99) Khu rừng nơi hợp ý,
Nhiều người lại không thích;
Bậc ly dục vui hưởng,
Do không cầu dục lạc.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「ramaṇīyāni: khả lạc, hợp ý; araññāni: rừng, a-lan-nhã; yattha: ở nơi đây; na: không; ramatī: vui thích, thích; jano: mọi người, nhiều người; vītarāgā: người ly dục (vita-adj: đi, từ bỏ, ly khai + raga-N: dục vọng=vitaraga); ramissanti: sẽ vui vẻ, tận hưởng; na: không; te: người ấy, họ; kāmagavesino: người cầu các dục lạc (kamagavesin-adj: tìm cầu dục lạc/kama-N: thọ hưởng, vui thích + gavesin-adj: tìm cầu, truy cầu= kamagavesino)」
No comments:
Post a Comment