Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt
273)
Maggānaṭṭhaṅgiko seṭṭho, saccānaṃ caturo padā;
Virāgo
seṭṭho dhammānaṃ, dvipadānañca cakkhumā.
273)
Bát chánh đạo thù thắng,
Tứ
diệu đế chân lý;
Ly
dục, pháp tối thượng,
Cụ
nhãn, lưỡng túc tôn.
「maggānaṭṭhaṅgiko: bát chánh đạo (magga-N: đạo, đường; atthavgika-Adj: tám phần, có tám phần/attha-tám; avgika-Adj: có một bộ phận, có một thành phần, avga-N: nhánh, phần, thành phần); seṭṭho: tối thù thắng, tuyệt nhất; saccānaṃ: chơn lý, chơn đế (sacca: chân tướng); caturo padā: tứ cú (caturo-N: bốn; padā-N: tục ngữ, từ, thi cú); virāgo: ly dục, vô dục (raga-N: ham muốn, đam mê, vi-viễn ly, không có); seṭṭho: nt; dhammānaṃ: pháp, hiện tượng, hiện tượng của tâm; dvipadānañca: với loài hai chân, lưỡng túc sinh vật (dvipada-N: loài người, sinh vật hai chân); cakkhumā: bậc cụ nhãn (tuệ nhãn), có mắt (cakkhumant-Adj: nhìn thấy, có trí thức/dvipadānaṃ cakkhumā: người có mắt trong loài hai chân)」
274) Eseva maggo natthañño, dassanassa visuddhiyā;
Etañhi tumhe paṭipajjatha, mārassetaṃ pamohanaṃ.
274) Chỉ đường này, không khác,
Là thanh tịnh tri kiến.
Ngươi hãy đi vào đây,
Khiến ma bị rối loạn.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「eseva (eso+eva): đây là, chỉ là; maggo: đường, đạo lộ; natthañño (natthi+añño): không khác/natthi: không có; añño: khác, người khác); dassanassa: tri kiến, cái thấy (dassana-N: thấy được, cái nhìn thấu suốt); visuddhiyā: thanh tịnh, thánh khiết (visuddhi-N: sáng rỡ, thanh tịnh, thuần khiết/dassanassa visuddhiyā: cái thấy thanh tịnh); etañhi (etaṃ+hi): quả thực như thế/etañ: này, như thế; hi: xác thực; tumhe: các ngươi, các bạn; paṭipajjatha: nên đi vào, đi theo; mārassetaṃ: ma quỷ này (mara-N: Ma, hóa thân của cái chết, kẻ tà ác, ma quỷ) ; pamohanaṃ: bị rối loạn, bị bối rối (pamohana-N: ảo tưởng, lừa dối)」
275) Etañhi tumhe paṭipannā, dukkhassantaṃ karissatha;
Akkhāto vo mayā maggo, aññāya sallakantanaṃ.
275) Thực vậy, hãy bước vào,
Ngươi sẽ kết thúc khổ,
Con đường ta chỉ ngươi,
Biết nhổ bỏ mũi tên.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「etañhi (etaṃ+hi): quả thực như thế; tumhe: các ngươi, bạn; paṭipannā: bước vào (patipanna-Ad: đi vào, đi theo, tiếp tục); dukkhassa: đau khổ; antaṃ: kết thúc (dukkhassantaṃ: kết thúc khổ); karissatha: sẽ làm; akkhāto: tuyên thuyết, chỉ bày (akkhata-Adj: dạy bảo, tuyên bố); vo: cho ngươi; mayā: do ta; maggo: con đường; aññāya: biết, ý thức được; sallakantanaṃ: nhổ bỏ mũi tên (salla-N: mũi tên; santhana-N: xoa dịu, mũi tên)」
276) Tumhehi kiccamātappaṃ, akkhātāro tathāgatā;
Paṭipannā pamokkhanti, jhāyino mārabandhanā.
276) Ngươi hãy nỗ lực làm,
Như lai chỉ là thầy.
Khi Thiền giả bước vào,
Thoát trói buộc của ma
Đối chiếu Pāli-Việt:
「tumhehi: do các ngươi; kiccam: hãy làm, nên hoàn thành; ātappaṃ: nỗ lực; akkhātāro: thầy, người dạy đạo (akkhatar-N: người diễn giảng, người dạy bảo); tathāgatā: như lai; paṭipannā: bước vào; pamokkhanti: sẽ được thoát khỏi, sẽ được giải thoát; jhāyino: thiền giả, người tu thiền; mārabandhanā: từ sự trói buộc của ma (māra-N: ma, kẻ ác, cái chết; bandhanā - trói buộc, hệ phược)」
277) Sabbe saṅkhārā aniccā’ti, yadā paññāya passati;
Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.
277) Khi thấy bằng trí tuệ:
“Tất cả hành vô thường”,
Thì lìa khỏi khổ đau,
Đây là đường thanh tịnh.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「sabbe: tất cả; saṅkhārā: các hành, pháp hữu vi (saṅkhārā-N: sự vật hữu vi, thế giới hiện tượng); aniccā: vô thường (aniccā-Adj: vô thường, bất ổn định/sabbe saṅkhārā aniccā nhất: thiết hành vô thường); ti=iti: trích dẫn trong dấu ngoặc kép “…”; yadā: ngay khi, lúc nào; paññāya: với trí tuệ (paññā-N: trí tuệ); passati: thấy; atha: sau đó; nibbindati: lìa khỏi, viễn ly; dukkhe: ngay nơi khổ đau; esa: đây, điều này; maggo: con đường; visuddhiyā: thanh tịnh (visuddhi-N: trong sáng, thanh tịnh, tinh khiết)」
278) Sabbe saṅkhārā dukkhā’ti, yadā paññāya passati;
Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.
278) Khi thấy bằng trí tuệ:
“Tất cả hành là khổ”,
Thì lìa khỏi khổ đau,
Đây là đường thanh tịnh.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「dukkha: khổ (dukkha-Adj: không vừa ý, đau khổ/sabbe saṅkhārā dukkhā’ti: “tất cả hành là khổ”)」
279) Sabbe dhammā anattā’ti, yadā paññāya passati;
Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.
279) Khi thấy bằng trí tuệ:
“Tất cả pháp vô ngã”,
Thì lìa khỏi khổ đau,
Đây là đường thanh tịnh.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「dhamma: pháp, sự vật, hiện tượng (sabbe dhammā anattā’ti “tất cả pháp vô ngã, chư pháp vô ngã”/anattā: vô ngã (anatta-Adj: vô ngã, không có thực thể thường hằng, không có linh hồn)」
280) Uṭṭhānakālamhi anuṭṭhahāno, yuvā balī ālasiyaṃ upeto;
Saṃsannasaṅkappamano kusīto, paññāya maggaṃ alaso na vindati.
280) Trong thời gian nỗ lực,
Nhưng lại không nỗ lực.
Còn trẻ khỏe mà lười,
Tâm buông xuôi, chán nản.
Người giải đãi như thế,
Không đạt được đạo tuệ.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「uṭṭhānakālamhi: ở trong thời nỗ lực (utthanakala-N: thời gian của sự nỗ lực/utthana-N: nỗ lực, nhiệt tình, năng lượng; kala-N: thời gian ); anuṭṭhahāno: không có sự nỗ lực (anutthahana-Adj: không hoạt động, người không có sự nỗ lực, thiếu năng lượng); yuvā: trẻ, thiếu niên; balī: khỏe, kiện tráng; ālasiyaṃ: lười biếng; upeto-Adj: đặt ở, hướng đến (yuvā balī ālasiyaṃ upeto: tuổi trẻ, mạnh khỏe nhưng lười biếng); saṃsannasaṅkappamano: tâm ý chán nản (sajsannasavkappamano-Adj: trong tâm đầy những suy nghĩ mệt mỏi/sajsanna-Adj: chán nản, mệt mỏi; savkappa-N: suy nghĩ, ý định; mano-N: tâm trí, tâm ý); kusīto: lười biếng, buông xuôi; paññāya: với trí tuệ; maggaṃ: đạo; alaso: người giải đãi; na: không; vindati: đạt được, phát hiện」
281) Vācānurakkhī manasā susaṃvuto, kāyena ca nākusalaṃ kayirā;
Ete tayo kammapathe visodhaye, ārādhaye maggamisippaveditaṃ.
281) Điều ý, giữ gìn lời,
Không để thân làm ác.
Thanh tịnh ba nghiệp này,
Đạt đạo Thế tôn dạy.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「vācānurakkhī: giữ gìn lời, hộ lời (vaca-N: lời nói, ngôn luận; anurakkhin-Adj: bảo hộ, giữ gìn); manasā: ý, ý niệm; susaṃvuto: điều phục, thủ hộ (manasā susaṃvuto điều phục ý); kāyena: với thân; ca: và; na: không; akusalaṃ: ác, bất thiện; kayirā: nên làm (kāyena ca nākusalaṃ kayirā: người ấy không để thân làm việc bất thiện); ete: (điều) này; tayo: ba; kammapathe: nghiệp, cách hành xử (kamma-N: hành vi, việc làm; patha-N: phương cách, con đường); visodhaye: nên thanh tịnh, nên tịnh hóa; ārādhaye: hãy hoàn thành, đạt được; maggam: đạo, phương thức; isippaveditaṃ: Thế tôn đã dạy (isi-N: Tiên nhân, Đức Phật; pavedita-tuyên bố, công khai, giảng dạy/isi- + pavedita- = isippavedita-)
282) Yogā ve jāyatī bhūri, ayogā bhūrisaṅkhayo;
Etaṃ dvedhāpathaṃ ñatvā, bhavāya vibhavāya ca;
Tathāttānaṃ niveseyya, yathā bhūri pavaḍḍhati.
282) Tuệ sinh từ thiền định,
Tuệ diệt bởi không thiền.
Đã biết đường hai ngã,
Tồn tại và tiêu mất,
Hãy tự mình an định,
Thì trí tuệ tăng trưởng.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yogā: do du già, thiền định… ; ve: quả thực; jāyatī: được sinh; bhūri: trí tuệ; ayogā: do không có du già, thiếu thiền định; bhūrisaṅkhayo: trí tuệ bị tổn thất, tiêu diệt (bhurisankhaya-N: tổn thất trí tuệ/bhuri-N: trí tuệ; savkhaya-N: tiêu diệt, tổn thất); etaṃ: (điều) này; dvedhāpathaṃ: đường hai ngã (dvedhapatha-N: ngã tư, đường phân nhánh/dvedha-Adv: hai, rẽ đôi; patha-N: đường, đạo lộ/etaṃ dvedhāpathaṃ đường hai ngã này); ñatvā: đã biết được; bhavāya: có, tồn tại; vibhavāya: không có, không tồn tại (tiêu mất); ca: và; tathāttānaṃ: tự mình như thế (tatha-Adv: như thế, phương thức như vậy; attan-N: tự ngã, tự mình); niveseyya: hãy an định, kiến lập, thiết định; yathā: nhân đây, với phương thức này; bhūri: trí tuệ; pavaḍḍhati: tăng trưởng」
283) Vanaṃ chindatha mā rukkhaṃ, vanato jāyate bhayaṃ;
Chetvā vanañca vanathañca, nibbanā hotha bhikkhavo.
283) Nên đốn cả rừng cây,
Đừng chỉ chặt một cây.
Từ rừng sinh sợ hãi,
Đã đốn rừng, bụi rậm,
Không rừng*là Tỳ kheo!
Đối chiếu Pāli-Việt:
「vanaṃ: rừng cây; chindatha: nên chặt đứt, đốn phá; mā: không, không nên; rukkhaṃ: một cây, cây; vanato: từ rừng (vana-N: rừng); jāyate: đã sinh ra; bhayaṃ: sự sợ hãi (bhaya-N: lo sợ); chetvā: đốn, chặt; vanañca: với rừng cây; vanathañca: và bụi rậm, bụi cây; nibbanā: không còn rừng; hotha: là, trở thành; bhikkhavo: các Tỳ kheo!」
*rừng: chỉ cho ái dục
284) Yāva hi vanatho na chijjati, aṇumattopi narassa nārisu;
Paṭibaddhamanova tāva so, vaccho khīrapakova mātari.
284) Chừng nào bụi cây ấy,
Chưa bị chặt phá hết,
Còn chút trai với gái,
Chừng ấy tâm còn buộc,
Như bò con bú mẹ.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yāva: chỉ khi, chừng nào; hi: quả thực; vanatho: bụi cây, bụi cỏ; na: không; chijjati: bị chặt phá (na chijjati: chưa bị chặt phá); aṇumatto pi: thậm chí một chút nhỏ, rất ít (anu-Adj: nhỏ, nguyên tử, nhỏ xíu; matta-Adj: đo lường, đo/pi: cũng, thậm chí): narassa: trai, người nam; nārisu: với gái, người nữ; paṭibaddhamano: tâm đã trói buộc, chấp trước (patibaddha-Adj: trói buộc, chấp trước; mano-N: tâm); va: thì, chỉ; tāva: bao lâu ấy, lâu chừng ấy; so: người ấy; vaccho: bò con, bê; khīrapako: bú sữa, uống sữa (khīrapaka-Adj: uống sữa, bú sữa/khīra-sữa bò; paka- uống); va: như, giống; mātari: ở chỗ mẹ (matar-N: mẹ)」
285) Ucchinda sinehamattano, kumudaṃ sāradikaṃva pāṇinā;
Santimaggameva brūhaya, nibbānaṃ sugatena desitaṃ.
285) Cắt tình ái của mình,
Như tay hái sen thu.
Nên tu đạo tịch tĩnh,
Niết-bàn, Thiện Thệ dạy.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「ucchinda: hãy cắt đứt, đoạn trừ; sinehamattano: tình ái của mình (sineha-N: tình ái, tình dục, dục vọng); kumudaṃ: hoa sen; sāradikaṃ: mùa thu (kumudaṃ sāradikaṃ hoa sen mùa thu); va: giống như; pāṇinā: dùng tay (pāni-N: tay, bàn tay); santimaggam: đạo an tĩnh, yên lặng, tịch tĩnh (santi-N: an tĩnh, hòa bình; magga-N: đạo, đạo lộ; eva: chỉ); brūhaya: nên tu tập; nibbānaṃ: Niết-bàn; sugatena: Thiện thệ (Phật hiệu); desitaṃ: những gì được dạy (desita-giảng dạy)」
286) Idha vassaṃ vasissāmi, idha hemantagimhisu;
Iti bālo vicinteti, antarāyaṃ na bujjhati.
286) “Ta ở đây lúc mưa,
Ở đây mùa Đông, Hạ.”
Người ngu suy nghĩ vậy,
Không hiểu được hiểm nguy.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「idha: (nơi) đây; vassaṃ: mưa, mùa mưa; vasissāmi: sẽ sống, sẽ ở lại; idha: nt; hemantagimhisu: mùa đông và mùa hạ (hemanta-mùa đông; gimha-mùa hạ, mùa nóng/hemanta+gimha=hemantagimhisu); iti: ký hiệu trích dẫn “…”; bālo: người ngu (bāla-Adj: trẻ con, nhỏ tuổi); vicinteti: suy nghĩ, tưởng; antarāyaṃ: hiểm nguy/na bujjhati: không biết, không hiểu」
287) Taṃ puttapasusammattaṃ, byāsattamanasaṃ naraṃ;
Suttaṃ gāmaṃ mahoghova, maccu ādāya gacchati.
287) Thích con cái, gia súc,
Người có tâm ràng buộc,
Bị tử thần mang đi.
Như lũ cuốn làng ngủ.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「taṃ: kẻ ấy, đó; puttapasusammattaṃ: ưa thích con cái và gia súc/trâu bò (putta-N: con trai; pasu-N: trâu bò, gia súc, động vật bốn chân; sammatta-Adj: vui vẻ, thích thú); byāsattamanasaṃ: đã có tâm ràng buộc (byasatta-Adj: ràng buộc, chấp trước; manas-N: tâm); naraṃ: người; suttaṃ gāmaṃ: ngôi làng (đang) ngủ (suttaṃ: đang ngủ; gāmaṃ: làng, thôn); mahogho: nước lớn, lũ lụt (ogho-nước); va: như; maccu: tử thần, ma vương, cái chết; ādāya gacchati: mang đi, đã lấy đi (ādāya-V: đã lấy đi; gacchati-V: đi)」
288) Na santi puttā tāṇāya, na pitā nāpi bandhavā;
Antakenādhipannassa, natthi ñātīsu tāṇatā.
288) Con cái không cứu hộ,
Cha không, bà con không.
Khi cái chết bắt giữ,
Không người thân bảo vệ.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「na santi: không phải là; puttā: con trai (con); tāṇāya: nơi cứu hộ; na: không; pitā: cha; na: không; api: cũng, ngay cả; bandhavā: bà con; antakena: bởi cái chết (antaka-N: kết thúc, tử vong); adhipannassa: bắt giữ, tiến vào (adhipanna-Adj: bị ảnh hưởng, bị bắt giữ); natthi: không có; ñātīsu: trong những người thân (bati-N: thân thích); tāṇatā: che chở, bảo vệ」
289) Etamatthavasaṃ ñatvā, paṇḍito sīlasaṃvuto;
Nibbānagamanaṃ maggaṃ, khippameva visodhaye.
289) Biết rõ nghĩa lý này,
Người trí hộ giới đức,
Nên nhanh chóng thanh tịnh,
Con đường đến Niết-bàn.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「etam: điều này; atthavasaṃ: nguyên nhân, lý do (attha-N: ý nghĩa, cảm giác; vasa-N: uyền lực, ý chí, quyền uy, kiểm soát); ñatvā: khi đã biết, hiểu; paṇḍito: người trí; sīlasaṃvuto: thủ hộ giới, đạo đức (silasajvuta-Adj: khắc chế bằng đạo đức/sila-N: giới, đạo đức; sajvuta-Adj: kiềm chế, cai trị, thủ hộ); Nibbānagamanaṃ: hướng đến Niết bàn (nibbana-Niết bàn; gamana-đi đến); maggaṃ: con đường; khippam: rất nhanh, nhanh chóng (eva: chỉ); visodhaye: nên thanh tịnh, có thể tịnh hóa」
No comments:
Post a Comment