Tuesday, November 26, 2024

Kinh Pháp Cú-Phẩm Tạp Sự (21)

Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt

290) Mattāsukhapariccāgā, passe ce vipulaṃ sukhaṃ;
Caje mattāsukhaṃ dhīro, sampassaṃ vipulaṃ sukhaṃ.
290) Buông bỏ niềm vui nhỏ,
Sẽ thấy niềm vui lớn.
Người trí bỏ vui nhỏ,
Thấy được niềm vui lớn.

Đối chiếu Pāli-Việt:
mattāsukhapariccāgā: buông bỏ niềm vui nhỏ (mattā-N: số lượng nhỏ; sukha-N: niềm vui, hạnh phúc; pariccāgā-N: xả bỏ, từ bỏ); passe: sẽ thấy được; ce: nếu; vipulaṃ: lớn, vĩ đại; sukhaṃ: niềm vui; caje: nên xả bỏ; mattāsukhaṃ: niềm vui nhỏ; dhīro: người trí; sampassaṃ: thấy được, hiểu được; vipulaṃ sukhaṃ: niềm vui lớn
 
291) Paradukkhūpadhānena, attano sukhamicchati;
Verasaṃsaggasaṃsaṭṭho, verā so na parimuccati
291) Gây đau khổ cho người,
Cầu hạnh phúc riêng mình;
Người kết với thù hận,
Không thoát được hận thù.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
paradukkhūpadhānena: bởi gây đau khổ cho người khác (para-Adj: người khác, khác biệt; dukkha-N: đau khổ; ūpadhāna-N: tạo thành, gây ra, dẫn khởi); attano sukham: hạnh phúc (niềm vui) riêng mình (attano-tự mình, tự ngã; sukham-hạnh phúc, niềm vui); icchati: muốn, mong cầu; verasaṃsaggasaṃsaṭṭho: kết với hận thù (verasamsaggasamsattha-Adj: đầy hận thù/vera-N: thù hận, thù địch; samsagga-N: liên hệ, kết nối; saṃsaṭṭho: tham gia, liên hệ, sống trong xã hội); verā: từ sự hận thù; so: người ấy; na: không; parimuccati: được thoát khỏi (na parimuccati: không thoát được, không được thả ra)
 
292) Yañhi kiccaṃ apaviddhaṃ, akiccaṃ pana kayirati;
Unnaḷānaṃ pamattānaṃ, tesaṃ vaḍḍhanti āsavā.
292) Điều nên làm thì bỏ,
Điều không nên thì làm.
Người kiêu ngạo, buông lung,
Lậu hoặc thêm tăng trưởng.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
yañ=yaṃ: điều ấy, những gì; hi: quả thực; kiccaṃ: nên làm (kicca-nên làm, cần phải làm); apaviddhaṃ: bị vứt bỏ, bị cự tuyệt (apaviddha-Adj: vứt bỏ, cự tuyệt ); akiccaṃ: không nên làm (akicca-những gì không nên làm); pana: nhưng; kayirati: được làm, chấp hành; unnaḷānaṃ: người kiêu ngạo (unnala-Adj: kiêu ngạo, vô lễ, kiêu mạn, khoe khoang); pamattānaṃ: người buông lung (pamatta-Adj: sơ suất, buông lung); tesaṃ: những người ấy; vaḍḍhanti: tăng trưởng, phát triển; āsavā: lậu, ô nhiễm, cấu uế
 
293) Yesañca susamāraddhā, niccaṃ kāyagatā sati;
Akiccaṃ te na sevanti, kicce sātaccakārino;
Satānaṃ sampajānānaṃ, atthaṃ gacchanti āsavā.
293) Và người hằng tinh tấn,
Luôn chánh niệm với thân,
Không làm điều không nên,
Thường làm điều nên làm.
Người chính niệm, quán rõ,
Lậu hoặc sẽ không còn.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
yesañ=yesaṃ: những cái đó, người ấy (yesañca: và những người ấy); susamāraddhā: người hằng tinh tấn (susamāraddhā-Adj: rất chắc chắn, quyết định tốt, thực hành triệt để); niccaṃ: luôn luôn; kāyagatā: với thân thể (kaya-N: thân thể; gata-Ad: rời khỏi, khởi hành); sati: chánh niệm, tỉnh giác (kāyagatā sati: chánh niệm tập trung ở nơi thân (niệm thân); akiccaṃ: điều không nên làm; te: những người ấy; na: không; sevanti: làm, thực hành, thân cận; kicce: điều nên làm; sātaccakārino: thường làm (satacca-N: kiên trì không ngừng nghỉ; karin-Adj: làm, hành động); satānaṃ: người có chánh niệm (sata-chánh niệm, tỉnh giác); sampajānānaṃ: người thâm quán, quán rõ (sampajana-suy nghĩ sâu sắc); atthaṃ: chỗ dừng lại, ngôi nhà; gacchanti: đi (đến); āsavā: lậu hoặc, ô nhiễm
 
294) Mātaraṃ pitaraṃ hantvā, rājāno dve ca khattiye;
Raṭṭhaṃ sānucaraṃ hantvā, anīgho yāti brāhmaṇo.
294) Khi đã giết mẹ, cha (1),
Và hai vua Sát Lợi (2),
Giết tùy tùng, quốc dân (3),
Vô ưu, Thánh nhơn bước.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
mātaraṃ: mẹ; pitaraṃ: cha; hantvā: đã giết rồi; rājāno: vua, quốc vương; dve: hai vị; ca: và; khattiye: Sát đế lợi, chiến sĩ, người thống trị (Kshatriya; thuộc dòng tộc); raṭṭhaṃ: quốc gia, quốc dân; sānucaraṃ: và những người tùy tùng (sanucara-Adj: cùng với người tùy tùng); hantvā: nt; anīgho: vô ưu, không nhiễu loạn, bình tĩnh (anigha-Adj: không bị quấy rầy); yāti: đi, bước, theo đuổi; brāhmaṇo: Bà la môn, Thánh nhơn
(1) mẹ=ái dục, cha=ngã mạn
(2) hai vua Sát đế lợi=đoạn kiến và thường kiến
(3) tùy tùng và quốc dân=tùy tùng: hỷ thực; quốc dân: 12 xứ (lục căn ft lục trần).
 
295) Mātaraṃ pitaraṃ hantvā, rājāno dve ca sotthiye;
Veyagghapañcamaṃ hantvā, anīgho yāti brāhmaṇo.
295) Khi đã giết mẹ, cha,
Giết hai vua hữu học,
Giết con hổ thứ năm*,
Vô ưu, Thánh nhơn bước.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
mātaraṃ: mẹ; pitaraṃ: cha; hantvā: đã giết rồi; rājāno: vua, quốc vương; dve: hai vị; ca: và; sotthiye: hữu học, người có học vấn, Bà la môn; veyagghapañcamaṃ: với con hổ là kẻ thứ năm (veyaggha-Adj: thuộc về hổ, cọp; pañcama-Adj: kẻ thứ năm); hantvā: nt; anīgho: vô ưu, không nhiễu loạn, bình tĩnh (anigha-Adj: không bị quấy rầy); yāti: đi, bước, theo đuổi; brāhmaṇo: Bà la môn, Thánh nhơn
*hổ thứ năm=nghi cái, một trong ngủ cái, là năm loại ngăn che tâm, gồm có: tham dục (kamacchanda), sân nhuế (vyapada), thùy miên (thina-middha), trạo cử (uddhacca-kukkucca) và hoài nghi (vicikiccha).
 
296) Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;
Yesaṃ divā ca ratto ca, niccaṃ buddhagatā sati.
296) Đệ tử Gotama,
Không ngừng tự tỉnh thức,
Người ấy ngày và đêm,
Luôn luôn niệm Phật Đà.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
suppabuddhaṃ-Adv: tỉnh thức, tỉnh giác (suppabuddha-Adj: đã tỉnh táo); pabujjhanti: bừng tỉnh, biết rõ; sadā: luôn luôn; gotamasāvakā: đệ tử Gotama (Gotama-N: dòng họ Đức Phật, danh xưng dòng họ Đức Phật; sāvakā-N: “thính chúng”, môn đồ, học sinh); yesaṃ: người ấy; divā: ban ngày; ca: và; ratto: ban đêm; ca: nt; niccaṃ: luôn luôn, không ngừng; buddhagatā: hướng đến Đức Phật (buddhagata-Adj: chỉ hướng về Phật/buddha-N: Đức Phật; gatā-Adj: đi đến); sati: niệm, chánh niệm, tỉnh thức
 
297) Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;
Yesaṃ divā ca ratto ca, niccaṃ dhammagatā sati.
297) Đệ tử Gotama,
Không ngừng tự tỉnh thức,
Người ấy ngày và đêm,
Luôn luôn niệm Giáo Pháp.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
dhammagatā: hướng đến Giáo pháp (dhammagatā-Adj: hướng đến Phật pháp/dhamma-N: lời dạy của Đức Phật, pháp; gata-Adj: đi đến); sati: niệm, chánh niệm, tỉnh giác
 
298) Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;
Yesaṃ divā ca ratto ca, niccaṃ saṅghagatā sati.
298) Đệ tử Gotama,
Không ngừng tự tỉnh thức,
Người ấy ngày và đêm,
Luôn luôn niệm Tăng già.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
saṅghagatā: hướng đến Tăng già (saṅghagatā-Adj: hướng đến Tăng già/saṅgha-N: đoàn thể, đoàn thể đệ tử của Phật; gatā-Adj: đi đến); sati: niệm, chánh niệm, tỉnh giác
 
299) Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;
Yesaṃ divā ca ratto ca, niccaṃ kāyagatā sati.
299) Đệ tử Gotama,
Không ngừng tự tỉnh thức,
Người ấy ngày và đêm,
Luôn luôn quán niệm thân.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
kāyagatā: hướng đến thân thể (kayagatā-Adj: thân, thuộc về cơ thể/kaya-N: thân thể; gatā-Adj: đi đến); sati: niệm, chánh niệm, tỉnh giác
 
300) Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;
Yesaṃ divā ca ratto ca, ahiṃsāya rato mano.
300) Đệ tử Gotama,
Không ngừng tự tỉnh thức,
Người ấy ngày và đêm,
Tâm hướng đến bất hại.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
suppabuddhaṃ-Adv: tỉnh thức, tỉnh giác (suppabuddha-Adj: đã tỉnh táo); pabujjhanti: bừng tỉnh, biết rõ; sadā: luôn luôn; gotamasāvakā: đệ tử Gotama (Gotama-N: dòng họ Đức Phật, danh xưng dòng họ Đức Phật; sāvakā-N: “thính chúng”, môn đồ, học sinh); yesaṃ: người ấy; divā: ban ngày; ca: và; ratto: ban đêm; ca: nt; ahiṃsāya: với sự vô hại, bất hại; rato: chuyên chú, tận lực, vui thích; mano: tâm
 
301) Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;
Yesaṃ divā ca ratto ca, bhāvanāya rato mano.
301) Đệ tử Gotama,
Không ngừng tự tỉnh thức,
Người ấy ngày và đêm,
Tâm vui với thiền định.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
bhāvanāya: với thiền định, ở nơi sự tu thiền (bhāvanā-N: thiền định, trầm tư/bhāvanāya rato: vui với thiền định, tập trung vào thiền định); rato: chuyên chú, tận lực, vui thích; mano: tâm
 
302) Duppabbajjaṃ durabhiramaṃ, durāvāsā gharā dukhā;
Dukkhosamānasaṃvāso, dukkhānupatitaddhagū;
Tasmā na caddhagū siyā, na ca dukkhānupatito siyā.
302) Xuất gia khó, vui* khó.
Tại gia khó, nhà* khổ.
Cộng trú bất đồng khổ.
Lang thang luân hồi khổ.
Đừng làm kẻ lang thang,
Thì sẽ không thọ khổ.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
duppabbajjaṃ: xuất gia khó (duppabbajja-Adj: khó buông bỏ, khó tiến về phía trước/pabbajati (tiến về phía trước), du (p)-(khó, tệ hại); durabhiramaṃ: vui với với điều này khó (durabhirama-Adj: khó vui/ram-(hưởng thụ, vui vẻ), abhi- (tăng thêm)- du(r)-(khó); durāvāsā: khó cư trú, khó sống tại nhà (duravasa-khó ở lại, khó ở lưu trú/vas-(cư trú), a-(tại) and du(r)-(khó); gharā: nhà; dukhā: khổ; dukkhosamānasaṃvāso=dukkho (khổ)+ asamānasaṃvāso: sự bất đồng (khác biệt) giữa những người cọng trú là khổ (asamanasaṃvasa-N: với sự cọng trú khác biệt/asamāna: sự khác biệt, bất bình đẳng, không nhất quán; saṃvāso: hiệp hội, cọng trú; dukkhānupatita-Adj: chịu đau khổ, chịu tác động của đau khổ (dukkha-Adj: đau khổ; anupatita-Adj: bị ảnh hưởng-addhagū: người lang thang, người du hành (luân hồi)); tasmā: do vậy; na: không (na siyā: không nên là); caddhagū: cùng kẻ lang thang; siyā: sẽ; na: không; dukkhānupatito: thọ khổ, gặp khổ nạn; siyā: nt
*Xuất gia là khó, nhưng vui với đời sống xuất gia cũng là rất khó.
*ngôi nhà thế tục (ba ngôi nhà khổ: thế tục, phiền não và ba cõi)
 
303) Saddho sīlena sampanno, yasobhogasamappito;
Yaṃ yaṃ padesaṃ bhajati, tattha tattheva pūjito.
303) Người tín tâm, đạo đức,
Có danh tiếng, của cải,
Người ấy đến nơi nào,
Được nơi ấy kính trọng.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
saddho: người có tín tâm (saddha-Adj: lòng tin, có tín tâm); sīlena: người đạo đức, giới); sampanno: có, sở hữu; yasobhogasamappito: người có của cải và danh tiếng (yaso-N: danh tiếng, danh dự, thanh danh; bhoga-N: giàu có, của cải; samappita-Adj: ban cho, có, sở hữu); yaṃ: đó, cái nào (yaṃ yaṃ: bất kỳ, nào, bất luận như thế nào); padesaṃ: quốc độ, nơi, địa điểm (padesa-N: chỗ, địa phương, địa điểm/yaṃ yaṃ padesaṃ: mỗi quốc độ, bất kể ở đâu; bhajati: liên quan đến…, kết giao, gắn bó với (bhaj-liên kết với); tattha tattha: mỗi nơi; eva: duy chỉ (tattha+eva=tattheva: chính nơi ấy); pūjito: được kính trọng (pūjita-kính trọng, tôn thờ, tôn kính)
 
304) Dūre santo pakāsenti, himavantova pabbato;
Asantettha na dissanti, rattiṃ khittā yathā sarā.
304) Người thiện dù nơi xa
Tỏa sáng như núi tuyết.
Người ác gần, chẳng thấy,
Như tên bắn vào đêm.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
dūre: (ở) nơi xa; santo: người thiện (sant-Adj: chân thật, tốt); pakāsenti: tỏa sáng, chiếu sáng; himavanto: có tuyết (himavant-Adj: phủ tuyết); va: như; pabbato: núi (himavanto pabbato: tuyết sơn, núi có tuyết); asantettha=asanto ettha/asanto: người ác; ettha: chỗ gần, ở đây, trên thế gian; na dissanti: không được thấy (dissanti: được thấy, xuất hiện); rattiṃ: ban đêm; khittā: bắn, ném ra; yathā: giống như; sarā: mũi tên (khittā sarā: mũi tên bắn ra)
 
305) Ekāsanaṃ ekaseyyaṃ, eko caramatandito;
Eko damayamattānaṃ, vanante ramito siyā.
305) Ai ngồi, nằm một mình,
Độc hành không lười mỏi,
Một mình, tự điều phục,
Sẽ vui sống trong rừng.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
ekāsanaṃ: ngồi một mình (eka: một; asana: chỗ ngồi, cái ghế); ekaseyyaṃ: nằm một mình (ekaseyya-Adj: ngủ một mình/eka: một; seyya: giường, ghế dài); eko: đơn độc, độc nhất; caram: hành tẩu, đi bộ (carant-Adj: lang thang, lưu lãng); atandito: tích cực, không lười mỏi; eko: một mình; damayamattānaṃ: tự mình điều phục (damayant-Adj: điều phục, chinh phục, làm chủ/attānaṃ:tự mình); vanante: ở bìa rừng, ở biên giới của rừng (vanante: vananta-N: biên giới của rừng/vana-N: rừng; anta-N: biên giới, cuối); ramito: vui vẻ, thọ hưởng hạnh phúc; siyā: sẽ, trở nên



No comments:

Post a Comment

New York - Buddhism News

Buddhism Lion's Roar

Buddhism | The Guardian

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States