Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt
235)
Paṇḍupalāsova dānisi, yamapurisāpi ca te upaṭṭhitā;
Uyyogamukhe
ca tiṭṭhasi, pātheyyampi ca te na vijjati.
235)
Ngươi nay như lá khô,
Diêm
sứ đã sẵn sàng,
Ngươi
đứng truớc cửa chết,
Nhưng
chẳng có tư lương.
「paṇḍupalāso: lá khô, lá màu vàng, lá úa (pandu-Adj: màu vàng, màu nhạt, xám, khô héo; palasa-N: lá); va: giống như; dāni: bây giờ, hiện tại; asi: (ngươi) là (dāni+ asi=dānisi); yamapurisā: Diêm sứ, sứ giả của Diêm ma (yama-N: Diêm ma, thần chết; purisa-N: người); pi: cũng; ca: và; te: ngươi, bạn...; upaṭṭhitā: hiện trước, đã sẵn sàng, chuẩn bị xong; uyyogamukhe: truớc cửa chết, đi đến miệng tử thần (uyyoga-N: rời bỏ, chết; mukha-N: miệng, cửa vào); ca: nt; tiṭṭhasi: đứng; pātheyyam: tư lương, đồ dùng cho chuyến đi; pi: cũng; ca: nt; te: nt; na: không; vijjati: có, được phát (na vijjati: không có)」
236) So karohi dīpamattano, khippaṃ vāyama paṇḍito bhava;
Niddhantamalo anaṅgaṇo, dibbaṃ ariyabhūmiṃ upehisi.
236) Hãy tự làm hòn đảo,
Hãy tấn tốc tinh cần,
Hãy là người trí tuệ,
Vô cấu và trong sáng,
Sẽ đạt tới Thánh cảnh.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「so: ngươi, nó; karohi: hãy làm; dīpamattano: hòn đảo của tự mình (dipa-N: hòn đảo; attan-tự mình, chính mình; khippaṃ: tấn tốc, rất nhanh; vāyama: hãy tinh cần, nỗ lực (vāyamati: tinh cần: 1 chandaṁ janeti, 2 vāyamati, 3 vīriyaṁ ārabhati, 4 cittaṁ paggaṇhāti padahati-1 khởi ước muốn, 2 tinh tấn, 3 phấn khởi, 4 khuyến khích tâm); paṇḍito: người trí tuệ, người có học vấn; bhava: hãy trở thành, là; niddhantamalo: vô cấu, loại bỏ bụi bẩn (niddhanta-Adj: loại bỏ, khử trừ,thổi bay; mala-N: tạp chất, vết bẩn, ô cấu); anaṅgaṇo: không tì vết, không bị chê trách, trong sáng; dibbaṃ: cõi thiên (dibba-Adj: thần thánh, trời); ariyabhūmiṃ: thánh cảnh (ariya-Adj: cao quý, xuất sắc, thiện lương; bhumi-N: địa điểm, vùng); upehisi: sẽ đạt tới, tiếp cận」
237) Upanītavayo ca dānisi, sampayātosi yamassa santike;
Vāso te natthi antarā, pātheyyampi ca te na vijjati.
237) Ngươi nay sắp mạng chung,
Đang đến gần thần chết,
Giữa đường không chỗ nghỉ,
Cũng chẳng có tư lương.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「upanītavayo: sắp mạng chung, sắp chết (upanita: hoàn thành, kết thúc; vaya: sanh mạng, tuổi tác); ca: và; dāni: hiện nay, hiện tại + asi: (ngươi) là (dāni+ asi=dānisi); sampayāto: đi đến (sampayata-Adj: đi, tiếp tục/sampayāto+asi là=sampayātosi); yamassa: Diêm ma, thần chết (yama-N: Diêm ma, vị thống trị cõi địa ngục, vua cõi chết); santike: kề bên, gần, tồn tại; vāso: chỗ nghỉ, nơi dừng lại để nghỉ ngơi (vasa-N: nhà, nơi ở); te: (của) ngươi; natthi: không có; antarā: ở giữa; pātheyyam: tư lương, đồ dùng cho chuyến đi; pi: cũng; ca: nt; te: nt; na: không; vijjati: có, được phát hiện (na vijjati: không có)」
238) So karohi dīpamattano, khippaṃ vāyama paṇḍito bhava;
Niddhantamalo anaṅgaṇo, na punaṃ jātijaraṃ upehisi.
238) Hãy tự làm hòn đảo,
Hãy tấn tốc tinh cần,
Hãy là người trí tuệ,
Vô cấu và trong sáng,
Sẽ không còn sanh, lão.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「so: ngươi, nó; karohi: hãy làm; dīpamattano: hòn đảo của tự mình (dipa-N: hòn đảo; attan-tự mình, tự ngã); khippaṃ: tấn tốc, rất nhanh; vāyama: hãy tinh cần, nỗ lực; paṇḍito: người trí tuệ, người có học vấn; bhava: hãy thành, là; niddhantamalo: vô cấu, loại bỏ bụi bẩn (niddhanta-Adj: loại bỏ, khử trừ,thổi bay; mala-N: tạp chất, vết bẩn, ô cấu); anaṅgaṇo: không tì vết, không bị chê trách, trong sáng; na: không; punaṃ: còn nữa; jātijaraṃ: sanh và lão (jati-sanh, tái sanh; jara-lão, tuổi già); upehisi: sẽ đi đến」
239) Anupubbena medhāvī, thokaṃ thokaṃ khaṇe khaṇe;
Kammāro rajatasseva, niddhame malamattano.
239) Người trí khử trừ dần,
Những cấu uế của mình,
Từng chút, từng khoảnh khắc,
Như thợ rèn đồ bạc.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「anupubbena: dần dần; medhāvī: người trí, người thông minh; thokaṃ: nhỏ, từng chút (thokaṃ thokaṃ: từng chút, từng chút một); khaṇe khaṇe: từng khoảnh khắc (khana-N: khoảnh khắc, cùng lúc); kammāro: thợ bạc, thợ rèn bạc và kim loại; rajatassa: đồ bạc; iva: như, giống (rajatassa + iva = rajatasseva); niddhame: khử trừ, trừ sạch, loại bỏ; malamattano: tạp chất của tự mình, cấu uế của mình (mala-N: cấu uế, tạp chất, ô uế)」
240) Ayasāva malaṃ samuṭṭhitaṃ, tatuṭṭhāya tameva khādati;
Evaṃ atidhonacārinaṃ, sāni kammāni nayanti duggatiṃ.
240) Như sét từ sắt sinh,
Rồi ăn mòn chính sắt,
Cầu vật dụng quá mức,
Tự nghiệp dẫn cảnh khổ.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「ayasā: từ sắt (aya sắt, thiết); va: giống như; malaṃ: rỉ sét, bụi dơ, tạp chất; samuṭṭhitaṃ: phát sinh, sinh ra; tatuṭṭhāya: do nơi phát sinh này, sau khi nó sinh khởi (tat: cái đó, nó- uṭṭhāya: đã sinh khởi); tam: cái đó; eva: lại, chỉ là; khādati: ăn, gặm; evaṃ: do vậy; atidhonacārinaṃ: lạm dụng nhu cầu sử dụng/đối với những người theo đuổi nhu cầu quá mức (dhona-N: tứ sự cúng dường cho Tu sĩ: ăn, mặc, ở, thuốc men; carin-Adj: đời sống, hành động); sāni: (của) tự mình; kammāni: nghiệp, hành v; nayanti: dẫn đến, hướng đến; duggatiṃ: cảnh khổ, cõi xấu (du-xấu, khó khăn; gati- tồn tại, tái sinh)」
241) Asajjhāyamalā mantā, anuṭṭhānamalā gharā;
Malaṃ vaṇṇassa kosajjaṃ, pamādo rakkhato malaṃ.
241) Không học làm dơ kinh,
Bỏ bê làm nhớp nhà,
Biếng nhác làm bẩn sắc,
Và buông lung, cẩu thả,
Làm uế người phòng hộ.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「asajjhāyamalā: không học tập làm dơ uế (asajjhaya-N: không nghiên cứu, không học tập, không lặp lại; mala-N: tạp chất, vết bẩn); mantā: kinh điển, văn bản tôn giáo; anuṭṭhānamalā: bỏ mặc-không siêng năng làm dơ bẩn (anutthana-N: Không hoạt động, thiếu năng lượng, bỏ bê; mala-N: tạp chất, vết bẩn); gharā: nhà; malāṃ: dơ bẩn; vaṇṇassa: nhan sắc, màu da, hình dáng; kosajjaṃ: biếng nhác; pamādo: buông lung, bất cẩn; rakkhato: người phòng hộ; malāṃ: dơ uế」
242) Malitthiyā duccaritaṃ, maccheraṃ dadato malaṃ;
Malā ve pāpakā dhammā, asmiṃ loke paramhi ca.
242) Tà hạnh nhơ phụ nữ,
Keo kiệt nhơ người thí,
Đời này hay đời khác,
Ác pháp là dơ uế.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「malitthiyā: nhơ nhớp, dơ uế của phụ nữ (malam-tạp chất, dơ uế, bụi bẩn; itthiya: nữ nhơn; duccaritaṃ: tà hạnh, ác hạnh (duccarita-Adj: hành vi sai lầm); maccheraṃ: keo kiệt, tật đố; dadato: người bố thí; malaṃ: nhơ nhớp, tạp chấp, vết bẩn; malā: dơ uế, không sạch; pāpakā dhammā: ác pháp (papaka-ác, tà, xấu; dhamma-pháp); asmiṃ: này; loke: đời, thế giới (ở trong thế giới này); paramhi: khác, kia (ở trong thế giới khác /para-Adj: bất đồng, khác); ca: và, với (asmiṃ loke paramhi ca: đời này và đời khác)」
243) Tato malā malataraṃ, avijjā paramaṃ malaṃ;
Etaṃ malaṃ pahantvāna, nimmalā hotha bhikkhavo.
243) Lớn hơn những uế ấy,
Vô minh dơ uế nhất,
Khi đã trừ cấu uế,
Là thanh tịnh, Tỳ-kheo!
Đối chiếu Pāli-Việt:
「tato: do vậy; malā: cấu uế; malataraṃ: cấu uế lớn hơn (malatara-Adj: dơ bẩn hơn, kém tinh khiết hơn); avijjā: vô minh; paramaṃ: lớn nhất, tối cao; malaṃ: dơ uế, cấu bẩn; etaṃ: này; malaṃ: nt; pahantvāna: đã đoạn trừ, từ bỏ; nimmalā: không còn cấu uế, thanh tịnh; hotha: nên là, tất là; bhikkhavo: các Tỳ kheo!」
244) Sujīvaṃ ahirikena, kākasūrena dhaṃsinā;
Pakkhandinā pagabbhena, saṃkiliṭṭhena jīvitaṃ.
244) Cuộc sống quá dễ dàng,
Với kẻ không xấu hổ,
Như con quạ gây rối,
Khoe khoang và liều lĩnh,
Với đời sống nhiễm ô.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「sujīvaṃ: cuộc sống quá dễ dàng (jiv-sinh hoạt, cuộc sống; su-đơn giản, dễ dàng); ahirikena: kẻ không biết xấu hổ, người vô liêm sỉ; kākasūrena: giống như một con quạ (kaka-con quạ; sura-anh hùng); dhaṃsinā: thường gây rối người khác, quấy rầy người khác (dhajsin-Adj: xúc phạm, gây rối); pakkhandinā: khoe khoang, khoác lác; pagabbhena: liều lĩnh (pagabbha-Adj: liều lĩnh, táo bạo); saṃkiliṭṭhena: sự nhiễm ô (sajkilittha-Adj: hư xấu, không tinh khiết); jīvitaṃ: cuộc sống, đời sống」
245) Hirīmatā ca dujjīvaṃ, niccaṃ sucigavesinā;
Alīnenāppagabbhena, suddhājīvena passatā.
245) Và cuộc sống khó khăn.
Với người có hổ thẹn,
Luôn tìm cầu trong sạch,
Không đắm trước, thận trọng,
Người sống tịnh, hiểu biết.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「hirīmatā: người có hổ thẹn (hirimant-Adj: khiêm tốn, có lương tri); ca: và, với; dujjīvaṃ: cuộc sống thật khó khăn (dujjiva-Adj: cuộc sống khó khăn/jīvitaṃ: sinh hoat, cuộc sống); niccaṃ: luôn luôn; sucigavesinā: người tìm cầu sự trong sạch (suci-tinh khiết, trong sạch; gavesin-theo đuổi, tìm kiếm); alīnena: người không đắm trước; appagabbhena: người không liều lĩnh, người thận trọng (appagabbha-Adj: thận trọng, cẩn thận); suddhājīvena: người sống thuần tịnh, trong sạch (suddha-thuần tịnh, tinh khiết + ajiva-sinh kế, lối sống=suddhajiva; passatā: người có hiểu biết (passant-Adj: thấy biết, hiểu biết)」
246) Yo pāṇamatipāteti, musāvādañca bhāsati;
Loke adinnamādiyati, paradārañca gacchati.
246) Kẻ giết hại chúng sanh,
Nói những lời dối gạt,
Trộm cắp vật ở đời,
Đi lại với vợ người.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yo: đó, kẻ ấy; pāṇamatipāteti: giết hại, sát sanh (pana-N: hơi thở, cuộc sống, chúng sinh; atipateti-V: hủy diệt, giết chết); musāvādañca: dối gạt, vọng ngữ (musa-Adv: sai lầm; vada-N: ngôn ngữ); ca: và; bhāsati: lời nói (musāvādaṃ bhāsati: vọng ngữ ); loke: ở đời, ở thế giới; adinnamādiyati: trộm cắp vật của người khác chưa cho (adinna-Adj: chưa cho mà lấy; adiyati-lấy, dành lấy, nắm lấy); paradārañca: và vợ của người khác (para-người khác; dara-vợ); gacchati: đi (cùng nhau)」
247) Surāmerayapānañca, yo naro anuyuñjati;
Idhevameso lokasmiṃ, mūlaṃ khaṇati attano.
247) Và uống loại rượu men,
Kẻ thích theo điều ấy,
Ngay hiện đời, người này,
Tự đào nhổ gốc mình.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「surāmerayapānañca: và uống loại rượu có chất men-cồn (sura-N: rượu mạnh; meraya-N: một loại rượu cồn khiến người say; pana-N: uống), yo: ấy, điều ấy; naro: người; anuyuñjati: thích, theo đuổi, thuần tập; idhevameso: đây chỉ là người (idha + eva + eso = idhevameso/idha: đây, nơi đây; eva: chỉ là; eso: người này); lokasmiṃ: ở đời này, ở trong thế giới này; mūlaṃ: gốc rễ, nền tảng; khaṇati: đào, nhổ, phá hủy; attano: tự mình」
248) Evaṃ bho purisa jānāhi, pāpadhammā asaññatā;
Mā taṃ lobho adhammo ca, ciraṃ dukkhāya randhayuṃ.
248) Vậy, người ơi nên biết:
Việc ác khó kiềm chế,
Không nên tham, phi pháp,
Bị thọ khổ lâu dài.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「evaṃ: như vậy; bho purisa: bạn hữu, người bạn (bho: bạn hữu; purisa: người); jānāhi: nên biết; pāpadhammā: việc ác, pháp tà ác; asaññatā: khó kiềm chế, không khắc phục; mā: không, không nên; taṃ: người ấy; lobho: tham, khát vọng; adhammo: phi pháp, bất chánh; ca: và; ciraṃ: thời gian dài lâu; dukkhāya: khổ; randhayuṃ: bị ai đó kiềm chế, dẫn dắt, quyền lực kiểm soát」
249) Dadāti ve yathāsaddhaṃ, yathāpasādanaṃ jano;
Tattha yo maṅku bhavati, paresaṃ pānabhojane;
Na so divā vā rattiṃ vā, samādhimadhigacchati.
249) Người bố thí thực sự,
Theo tín tâm, vừa ý.
Vậy ai không hài lòng,
Với ẩm thực người khác,
Người ấy không đắc định,
Dù là ngày hay đêm.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「dadāti: bố thí; ve: quả thực; yathāsaddhaṃ: theo tín tâm, theo lòng tin, tín ngưỡng (yatha-như, giống như; saddha-sự tin tưởng, tín tâm, niềm tin); yathāpasādanaṃ: khiến người vừa ý (yatha-như, giống như; pasadana-vừa lòng, thuần khiết); jano: người; tattha: đó, như thế; yo: người ấy, không luận là a; maṅku: chán nản, không hài lòng; bhavati: là; paresaṃ: nơi người khác; pānabhojane: ẩm thực, uống và ăn (pana-uống; bhojana-thức ăn, bữa ăn); na: không; so: người ấy; divā: ban ngày; vā: hay, hoặc; rattiṃ: ban đêm (divā vā rattiṃ vā ngày hay đêm); samādhim: định (samadhi-N: chuyên chú, tâm kiên định); adhigacchati: đắc được」
250) Yassa cetaṃ samucchinnaṃ, mūlaghaccaṃ samūhataṃ;
Sa ve divā vā rattiṃ vā, samādhimadhigacchati.
250) Ai cắt đứt, phá hủy,
Đoạn trừ được (ý) này,
Người ấy sẽ đắc định,
Dù là ngày hay đêm.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yassa: người ấy; ca+etaṃ=cetaṃ: cái này, điều này; samucchinnaṃ: đã cắt được, đã phá hoại; mūlaghaccaṃ: bị phá hủy gốc rễ (mula-N: gốc rễ, nền móng; ghacca-N: sự phá hủy); samūhataṃ: đoạn trừ; sa: người ấy; ve: quả thực; divā vā rattiṃ vā: ngày hoặc đêm; samādhim: định; adhigacchati: đắc được」
251) Natthi rāgasamo aggi, natthi dosasamo gaho;
Natthi mohasamaṃ jālaṃ, natthi taṇhāsamā nadī.
251) Lửa nào bằng tham muốn,
Chấp nào bằng sân hận,
Lưới nào bằng ảo tưởng,
Sông nào bằng khát ái.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「natthi (= na + atthi): không có; rāgasamo: bằng với tham muốn, giống như dục vọng (raga-N: dục vọng, tham muốn; sama-Adj: giống với, bằng với, tương đồng); aggi: lửa; natthi: nt; dosasamo: bằng với sân hận, giống như hận thù (dosa-N: ác ý, sân hận, hận thù; sama-Adj: giống với, bằng với, tương đồng); gaho: chấp trước, chấp thủ; natthi: nt; mohasamaṃ: bằng với ngu si, giống như ảo tưởng (moha-N: vọng tưởng, ảo tưởng; sama-Adj: giống với, bằng với, tương đồng); jālaṃ: lưới; natthi: nt; taṇhāsamā: bằng với khát ái, giống như tham ái (tanha-N: khát ái, tham ái ; sama-Adj: nt); nadī: suối, sông」
252) Sudassaṃ vajjamaññesaṃ, attano pana duddasaṃ;
Paresaṃ hi so vajjāni, opunāti yathā bhusaṃ;
Attano pana chādeti, kaliṃva kitavā saṭho.
252) Dễ thấy lỗi của người,
Khó nhìn lỗi của mình.
Với lỗi của người khác,
Vạch trần như vỏ trấu,
Che giấu lỗi của mình,
Như kẻ gian bài cờ.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「sudassaṃ: dễ nhìn thấy; vajjam: lỗi lầm; aññesaṃ: người khác, không giống nhau (vajjam aññesaṃ: lỗi của người khác); attano: chính mình; pana: quả thực; duddassaṃ: khó nhìn thấy; paresaṃ: người khác; hi: quả thực; so: người ấy, nó; vajjāni: lỗi, sai lầm; opunāti: vạch trần, bộc lộ, sàng lọc; yathā: giống như; bhusaṃ: vỏ ngô hoặc vỏ trấu (bhusa-N: trấu, vỏ bọc); attano: chính mình; pana: quả thực; chādeti: che dấu, ẩn; kaliṃ: xúc xắc; va: như; kitavā: kẻ gian lận, người chơi bài cờ gian lận, người giỏi ném xúc xắc; saṭho: sự lừa đảo, xảo trá」
253) paravajjānupassissa, niccaṃ ujjhānasaññino;
Āsavā tassa vaḍḍhanti, ārā so āsavakkhayā
253) Ai nhìn thấy lỗi người,
Và lòng thường tức giận,
Ô nhiễm sẽ tăng trưởng,
Dứt lậu hoặc còn xa.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「paravajjānupassissa: người quan sát (nhìn thấy) lỗi lầm của người khác (para-Adj: khác nhau, người khác; vajja-N: lỗi lầm, điều cần nên tránh; anupassin-N: nhìn thấy, quán chiếu, quan sát); niccaṃ: thường, luôn luôn; ujjhānasaññino: người trong tâm dễ tức giận (ujjhanasabbin-Adj: cáu kỉnh, dễ tức giận/ujjhana-N: xúc phạm, phiền trách; sabbin-Adj: có ý thức, cảm tri); Āsavā: ô nhiễm, lậu; tassa: người ấy; vaḍḍhanti: tăng trưởng; ārā: viễn ly, xa; so: người ấy, nó; āsavakkhayā: từ lậu tận, từ sự chấm dứt lậu hoặc (asava-N: nt; khaya-N: phá hủy, giải tán, kết thúc)」
254) Ākāseva padaṃ natthi, samaṇo natthi bāhire;
Papañcābhiratā pajā, nippapañcā tathāgatā.
254) Hư không, không đường đi,
Ngoại đạo, không Sa môn.
Thế nhân thích hư vọng,
Như lai, vọng không còn.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「Ākāseva: như hư không, như bầu trời (akasa-N: hư không, không khí, bầu trời, không gian); padaṃ: đường đi, đạo lộ; natthi (na+atthi): không có; samaṇo: sa môn, ẩn sĩ, hành giả tu khổ hạnh; natthi: nt; bāhire: nơi ngoại đạo; papañcābhiratā: thích hư vọng (papabcabhirata-Adj: lấy hư vọng làm niềm vui/papañca-N: vọng chấp, mê đắm, ám ảnh, cản trở sự tiến bộ tinh thần; abhiratā-N: niềm vui thích, sự thỏa mãn/papabca+abhirata=papabcabhirata); pajā: thế nhân; nippapañcā: không có hư vọng (nippapabca-Adj: không có si mê, không có chướng ngại tinh thần); tathāgatā: như lai」
255) Ākāseva padaṃ natthi, samaṇo natthi bāhire;
Saṅkhārā sassatā natthi, natthi buddhānamiñjitaṃ.
255) Hư không, không đường đi,
Ngoại đạo, không Sa môn.
Các hành không thường hằng,
Chư Phật không dao động.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「Ākāseva: Như hư không (akasa-N: hư không, không khí, bầu trời, không gian); padaṃ: đường đi, đạo lộ; natthi (na + atthi): không có; samaṇo: sa môn, ẩn sĩ, hành giả tu khổ hạnh; natthi: nt; bāhire: nơi ngoại đạo; saṅkhārā: các hành, pháp hữu vi (sankhara-N: sự vật hữu vi, thế giới hiện tượng); sassatā: thường, vĩnh hằng; natthi=na+atthi: không có; natthi: nt; buddhānam: chư Phật; iñjitaṃ: dao động, không ổn định」
No comments:
Post a Comment