Tuesday, November 19, 2024

Kinh Pháp Cú-Phẩm Giận Dữ (17)

 Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt

221) Kodhaṃ jahe vippajaheyya mānaṃ,
saṃyojanaṃ sabbamatikkameyya;
Taṃ nāmarūpasmimasajjamānaṃ,
akiñcanaṃ nānupatanti dukkhā.
221) Chấm dứt sự giận dữ,
Buông bỏ tính kiêu mạn,
Vượt thoát những trói buộc,
Không chấp trước danh sắc,
Người không có gì cả,
Khổ không còn theo được.

Đối chiếu Pāli-Việt:
kodhaṃ: giận dữ, phẫn nộ; jahe: nên chấm dứt, cắt đứt; vippajaheyya: nên buông bỏ, xả ly; mānaṃ: ngã mạn, kiêu mạn; saṃyojanaṃ: sự trói buộc, kiết sử; sabbam: tất cả (sabba-Adj: tất cả, mọi thứ); atikkameyya: khắc phục, vượt thoát; taṃ: ấy, người ấy; nāmarūpasmim: danh sắc (namarupa-N: tâm và thân /nama-N: tâm; rupa-N: hình tướng, thân thể); asajjamānaṃ: không chấp trước (đối với); akiñcanaṃ: không có một thứ gì cả, nhất vô sở hữu; nānupatanti (na+ anupatanti): không có đi theo, không theo; dukkhā: các khổ
 
222) Yo ve uppatitaṃ kodhaṃ, rathaṃ bhantaṃva vāraye;
Tamahaṃ sārathiṃ brūmi, rasmiggāho itaro jano.
222) Ai kiềm chế cơn giận,
Như dừng xe lắc lư,
Ta gọi: “người đánh xe”,
Kẻ khác: cầm dây cương.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
yo: ấy, người ấy; ve: quả thực; uppatitaṃ: xảy ra, phát sinh; kodhaṃ: phẫn nộ, cơn giận; rathaṃ: xe ngựa, xe ngựa hai bánh, chiến xa; bhantaṃ: lắc lư, dao động; va: như; vāraye: có thể ngăn ngừa, tránh xa, kiềm chế; taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; sārathiṃ: người đánh xe; brūmi: nói, gọi, xưng; rasmiggāho: người cầm dây cương  (rasmiggaha-Adj: nắm giữ dây cương/rasmi-N: dây cương; gāha-Adj: cầm nắm, chấp trước); itaro: kẻ khác, người khác; jano: người, nhân loại
 
223) Akkodhena jine kodhaṃ, asādhuṃ sādhunā jine;
Jine kadariyaṃ dānena, saccenālikavādinaṃ.
223) Lấy không giận thắng giận,
Lấy thiện thắng bất thiện,
Lấy thí thắng keo kiệt,
Lấy thật thắng dối gian.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
akkodhena: lấy sự không giận dữ; jine: chiến thắng, chinh phục; kodhaṃ: giận dữ; asādhuṃ: sự bất thiện (asadhu-Adj: xấu, sai lầm, không thành tựu); sādhunā: lấy điều thiện (sadhu-Adj: tốt, có thành tựu); jine: chiến thắng, chinh phục; jine: nt; kadariyaṃ: sự keo kiệt (kadariya-Adj: ích kỷ, keo kiệt, nhỏ nhen); dānena: lấy sự bố thí; saccena: lấy sự chân thật (sacca-N: chân tướng); ālikavādinaṃ: vọng ngữ, dối trá, bóp méo (alika-N: vọng ngôn, tà thuyết; vadin-Adj: lời nói)
 
224) Saccaṃ bhaṇe na kujjheyya, dajjā appampi yācito;
Etehi tīhi ṭhānehi, gacche devāna santike.
224) Nói thật, không giận dữ,
Thí kẻ xin dù ít,
Với ba điều như vậy,
Người đến được cõi Thiên.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
saccaṃ: chân đế, chân thật; bhaṇe: nên nói; na: không; kujjheyya: (nên) giân dữ (na kujjheyya: không nên giận dữ, tức giận); dajjā: nên bố thí, cho; appampi: chí ít một chút, thậm chí rất ít (pi-thậm chí; appa-Adj: rất ít); yācito: được yêu cầu, đối với kẻ cầu xin; etehi: này đây; tīhi: ba; ṭhānehi: việc, điều kiện, phương pháp (thana-N: địa điểm, điều kiện, tình huống); gacche: đi đến được; devāna: chư thiên ; santike: phụ cận, cõi giới
 
225) Ahiṃsakā ye munayo, niccaṃ kāyena saṃvutā;
Te yanti accutaṃ ṭhānaṃ, yattha gantvā na socare.
225) Bậc trí không gây hại,
Luôn điều chỉnh bản thân,
Họ đến nơi vĩnh hằng,
Nơi không còn buồn khổ.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
ahiṃsakā: không có sự gây hại; ye: người kia; munayo: người có trí (muni-N: trí giả); niccaṃ: luôn luôn; kāyena: thân, thân hành; saṃvutā: điều chỉnh, điều phục; te: họ, người kia; yanti: đi đến; accutaṃ: thường hằng, vĩnh cửu; ṭhānaṃ: nơi, địa điểm; yattha: nơi đó, nơi nào đó; gantvā: đã đến rồi; na socare: không còn buồn khổ
 
226) Sadā jāgaramānānaṃ, ahorattānusikkhinaṃ;
Nibbānaṃ adhimuttānaṃ, atthaṃ gacchanti āsavā.
226) Những người luôn tỉnh thức,
Tu học suốt ngày đêm,
Tâm hướng đến Niết-bàn,
Nơi lậu hoặc tiêu mất.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
sadā: luôn là; jāgaramānānaṃ: tỉnh thức, tỉnh giác; ahorattānusikkhinaṃ: người ngày đêm siêng năng học tập (aho-N: ngày, ban ngày; ratta-N: đêm, ban đêm; anusikkhin-Adj: học tập); Nibbānaṃ: Niết bàn; adhimuttānaṃ: chí hướng ở, tâm hướng đến…; atthaṃ: nơi nghỉ ngơi, nhà; gacchanti: đi, mất; āsavā: lậu, ô nhiễm (atthaṃ gacchanti āsavā: lậu hoặc tiêu mất)
 
227) Porāṇametaṃ Atula, netaṃ ajjatanāmiva;
Nindanti tuṇhimāsīnaṃ, nindanti bahubhāṇinaṃ;
Mitabhāṇimpi nindanti, natthi loke anindito.
227) Này Atula ơi!
Đây là điều từ xưa,
Không phải mới hôm nay:
Người ngồi im bị chê,
Người nói nhiều bị chê,
Nói chừng mực bị chê.
Trên đời này không có:
Người không bị chê trách.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
porāṇam: cổ xưa; etaṃ: điều này, cái này (porāṇametaṃ: đây là điều từ xưa); atula: Atula (tên riêng); netam=na etaṃ: đây không phải là; ajjatanām: hôm nay, hiện tại; iva: chỉ là, giống như; nindanti: chê trách, sỉ nhục; tuṇhimāsīnaṃ: người ngồi im lặng, ngồi mà không nói (tuṇhim: im lặng, không nói; āsīnaṃ: ngồi); nindanti: nt; bahubhāṇinaṃ (mitabhanin-Adj: nói năng chừng mực, ôn hòa): người nói nhiều (bahu-Adj: nhiều, phi thường, lớn; bhanin- Adj: nói); mitabhāṇinaṃ: người nói vừa phải, chừng mực, nói không dài không ngắn (mita-Adj: chừng mực, cân nhắc, nhẹ nhàng; bhanin-Adj: nói năng); pi: cũng; nindanti: chê trách, sỉ nhục; natthi= na+atthi: không có; loke: trên thế gian, ở đời; anindito: người không đáng chê trách, người không bị chê trách)
 
228) Na cāhu na ca bhavissati, na cetarahi vijjati;
Ekantaṃ nindito poso, ekantaṃ vā pasaṃsito.
228) Điều chưa bao giờ có,
Sẽ không bao giờ có,
Bây giờ cũng không có:
Người luôn bị chê trách,
Người chỉ được ngợi khen.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
na: không, cāhu: với điều đã là, với quá khứ là (ca+ahu=cahu); na: nt; ca: và; bhavissati: điều sẽ là; na: nt; cetarahi (ca+etarahi=cetarahi): bây giờ, hiện tại; vijjati: có, tồn tại, được phát hiện; ekantaṃ: chỉ, luôn luôn, chỉ có (ekanta-Adj: một phương diện); nindito: chê trách, lên án; poso: người; ekantaṃ: nt; vā: hoặc; pasaṃsito: ngợi khen, ca tụng
 
229) Yaṃ ce viññū pasaṃsanti, anuvicca suve suve;
Acchiddavuttiṃ medhāviṃ, paññāsīlasamāhitaṃ.
229) Người được bậc trí khen,
Được quán sát từng ngày,
Ấy là người thông minh,
Hành vi không lỗi lầm,
Có trí tuệ, đức hạnh.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
yaṃ: người ấy, người như thế; ce: nếu như; viññū: bậc trí; pasaṃsanti: khen ngợi; anuvicca: đã được quán sát, hiểu đầy đủ; suve suve: ngày này qua ngày khác, mỗi ngày; acchiddavuttiṃ: hành vi không tì vết, không lỗi lầm (chidda-Adj: có khuyết điểm, tỳ vết; vutti-N: hành vi, hành động, sinh kế); medhāviṃ: thông minh, khôn ngoan; paññāsīlasamāhitaṃ: người có được trí tuệ và giới (đức) hạnh  (paññā-N: trí tuệ; sila-N: đức hạnh, giới đức; samahita-Adj: đạt được, ban cho)
 
230) Nikkhaṃ jambonadasseva, ko taṃ ninditumarahati;
Devāpi naṃ pasaṃsanti, brahmunāpi pasaṃsito.
230) Như đồng vàng Jambū ,
Vị ấy ai dám chê?
Chư thiên cũng khen ngợi,
Và Phạm thiên tán thán.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
nikkhaṃ: đồng tiền vàng, chiếc nhẫn đeo; jambonadasseva: vàng ở sông Jambū (jambonada-N: một loại vàng ở sông Jambū, tên của một loại huỳnh kim đặc biệt/nikkhaṃ jambonadasseva: giống như vàng ròng Diêm phù/+iva: giống như; ko: ai; taṃ: người ấy; ninditum: đổ lỗi, chê trách; arahati: xứng đáng, đủ tư cách; devā: chư thiên, thần; pi: cũng, ngay cả; naṃ: người ấy; pasaṃsanti: khen ngợi; brahmunā: bởi Phạm thiên, Bà la môn; pi: cũng; pasaṃsito: được tán thán
 
231) Kāyappakopaṃ rakkheyya, kāyena saṃvuto siyā;
Kāyaduccaritaṃ hitvā, kāyena sucaritaṃ care.
231) Hộ thân khỏi nóng giận,
Điều phục đối với thân,
Bỏ ác hạnh về thân,
Tu thân bằng thiện hạnh.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
kāyappakopaṃ: sự nóng giận của thân thể (kayappakopa-N: hành vi không đúng đắn, hành vi sai, hành vi đáng chê trách/kaya-N: thân thể; pakopa-N: nóng giận); rakkheyya: nên nhiếp hộ; kāyena: nơi thân; saṃvuto: điều phục, điều chỉnh; siyā: nên là (saṃvuto siyā: nên điều phục); kāyaduccaritaṃ: ác hạnh về thân (kaya-N: thân thể; duccarita-Adj: hành vi sai trái, hành động sai lầm); hitvā: khi đã từ bỏ; kāyena: nơi thân; sucaritaṃ: thiện hạnh; care: nên tu tập
 
232) Vacīpakopaṃ rakkheyya, vācāya saṃvuto siyā;
Vacīduccaritaṃ hitvā, vācāya sucaritaṃ care.
232) Phòng lời đừng nóng giận,
Điều phục với lời nói,
Bỏ ác hạnh về lời,
Tu lời bằng thiện hạnh.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
vacīpakopaṃ: sự nóng giận của lời nói, ngôn ngữ (vaci: ngôn ngữ, lời nói; pakopa-N: sự nóng giận); rakkheyya: nên nhiếp hộ, phòng hộ; vācāya: đối với lời nói; saṃvuto: điều phục, thủ hộ; siyā: nên là (saṃvuto siyā: nên điều phục); vacīduccaritaṃ: ác hạnh về lời; hitvā: khi đã từ bỏ; vācāya: với lời nói; sucaritaṃ: thiện hạnh; care: nên tu tập
 
233) Manopakopaṃ rakkheyya, manasā saṃvuto siyā;
Manoduccaritaṃ hitvā, manasā sucaritaṃ care.
233) Phòng ý chớ nóng giận,
Điều phục những ý nghĩ,
Bỏ ác hạnh của ý,
Tu ý bằng thiện hạnh.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
manopakopaṃ: sự nóng giận của ý (mano-N: ý; pakopa-N: nóng giận); rakkheyya: nên nhiếp hộ, phòng hộ; manasā: nơi ý nghĩ; saṃvuto: điều phục; siyā: nên là (saṃvuto siyā: nên điều phục); manoduccaritaṃ: ác hạnh của ý; hitvā: khi đã từ bỏ; manasā: nơi ý nghĩ; sucaritaṃ: thiện hạnh; care: nên tu tập
 
234) Kāyena saṃvutā dhīrā, atho vācāya saṃvutā;
Manasā saṃvutā dhīrā, te ve suparisaṃvutā.
234) Người trí điều phục thân,
Và điều phục lời nói,
Điều phục ý của mình,
Thực hoàn thiện điều phục.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
kāyena: nơi thân hành (kaya-N: thân thể; saṃvutā: điều phục (kāyena saṃvutā: điều phục thân); atho: và, cũng; vācāya: nơi lời nói; saṃvutā: điều phục; manasā: nơi ý; saṃvutā: nt; dhīrā: người trí; te: họ, người kia; ve: quả thực; suparisaṃvutā: hoàn thiện điều phục, khéo điều triệt để



No comments:

Post a Comment

New York - Buddhism News

Buddhism Lion's Roar

Buddhism | The Guardian

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States