Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt
209)
Ayoge yuñjamattānaṃ, yogasmiñca ayojayaṃ;
Atthaṃ
hitvā piyaggāhī, pihetattānuyoginaṃ.
209)
Làm việc không nên làm,
Không
làm việc nên làm,
Bỏ
lợi, chấp thân thích,
Ghanh
tị người cầu tịnh.
「ayoge: việc không nên làm, bất tùng sự; yuñjam: làm, đảm nhận, theo đuổi; attānaṃ: tự mình (yoge yuñjamattānaṃ: tự mình làm việc không nên làm); yogasmiñca: với việc nào đó; ayojayaṃ: không theo đuổi, không làm (yogasmiñca ayojayaṃ: không làm việc nên làm); atthaṃ: sau lợi ích, thành tựu; hitvā: đã vứt bỏ; piyaggāhī: người theo (chấp thủ) sự thân thích (piya-Adj: thân yêu, tâm ái, dễ chịu; gahin-Adj: chấp thủ, nắm bắt); piheti: ngưỡng mộ, ghanh tị; attānuyoginaṃ: người cầu tự tịnh (attan-tự ngã, chính mình; anuyogin-truy cầu, đem cho )」
210) Mā piyehi samāgañchi, appiyehi kudācanaṃ;
Piyānaṃ adassanaṃ dukkhaṃ, appiyānañca dassanaṃ.
210) Đừng kết người yêu thích,
Hoặc với người không thích,
Yêu không gặp thì khổ,
Không yêu gặp cũng đau.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「mā: đừng, không nên; piyehi: với người yêu thích; samāgañchi: kết giao, tụ hội; apiyehi: với người không yêu thích; kudācanaṃ: bất cứ lúc nào; piyānaṃ: người thân yêu; adassanaṃ: không gặp, không thấy được; dukkhaṃ: đau khổ; appiyanañca: và cả những người không thân yêu; dassanaṃ: gặp được, gặp mặt」
211) Tasmā piyaṃ na kayirātha, piyāpāyo hi pāpako;
Ganthā tesaṃ na vijjanti, yesaṃ natthi piyāppiyaṃ
211) Vậy chớ nên luyến ái,
Ái biệt ly thực khó,
Ai không có thương ghét,
Không có sự buộc ràng.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「tasmā: do vậy; na: không; piyaṃ: thân ái, yêu thương; kayirātha: nên làm; piyāpāyo: sự biệt ly của tình yêu thương (piyā-Adj: thân ái, yêu quý; apāya-N: chia ly, tổn thất); hi: quả thực; pāpako: khó chịu, tệ; ganthā: sự buộc ràng; tesaṃ: những (nguời) đó; na: nt; vijjanti: có, được thấy (na vijjanti: không có); yesaṃ: đối với những người đó; natthi = na+atthi: không có, không là; piyāppiyaṃ: thân yêu và không thân yêu (piyā-Adj: thân yêu, vui sướng; appiya-Adj: không thân yêu, khó chịu, không thích hợp)」
212) Piyato jāyatī soko, piyato jāyatī bhayaṃ;
Piyato vippamuttassa, natthi soko kuto bhayaṃ.
212) Do ái sinh ưu sầu,
Do ái sinh sợ hãi;
Người thoát khỏi tình ái,
Chẳng sầu, đâu sợ hãi?
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「piyato: do ái, cảm tinh; jāyatī: (bị) sinh ra; soko: ưu sầu; piyato: nt; jāyatī: nt; bhayaṃ: sợ hãi, lo sợ; piyato: do ái, cảm tình; vippamuttassa: với người đã thoát khỏi (vippamutta-Adj: giải thoát, tự do, phóng thích); natthi=na+atthi: không có; soko: nt; kuto: từ nơi đâu; bhayaṃ: sợ hãi」
213) Pemato jāyatī soko, pemato jāyatī bhayaṃ;
Pemato vippamuttassa, natthi soko kuto bhayaṃ.
213) Thân yêu sinh ưu sầu,
Thân yêu sinh sợ hãi;
Người thoát khỏi thân yêu,
Chẳng sầu, đâu sợ hãi?
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「pemato: do ái, thân yêu; jāyatī: (bị) sinh ra; soko: ưu sầu; pemato: nt; jāyatī: nt; bhayaṃ: sợ hãi, lo sợ; pemato: do ái, thân yêu; vippamuttassa: với người đã thoát khỏi (vippamutta-Adj: giải thoát, tự do, phóng thích); natthi=na+atthi: không có; soko: nt; kuto: từ nơi đâu; bhayaṃ: sợ hãi」
214) Ratiyā jāyatī soko, ratiyā jāyatī bhayaṃ;
Ratiyā vippamuttassa, natthi soko kuto bhayaṃ.
214) Tham muốn sinh ưu sầu,
Tham muốn sinh sợ hãi;
Người thoát khỏi tham muốn,
Chẳng sầu, đâu sợ hãi?
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「ratiyā: từ ái, dục tình, tham muốn; jāyatī: (bị) sinh ra; soko: ưu sầu; ratiyā: nt; jāyatī: nt; bhayaṃ: sợ hãi; ratiyā: nt; vippamuttassa: với người đã thoát khỏi (vippamutta-Adj: giải thoát, tự do, phóng thích); natthi=na+atthi: không có; soko: nt; kuto: từ nơi đâu; bhayaṃ: sợ hãi」
215) Kāmato jāyatī soko, kāmato jāyatī bhayaṃ;
Kāmato vippamuttassa, natthi soko kuto bhayaṃ.
215) Dục lạc sinh ưu sầu,
Dục lạc sinh sợ hãi;
Người thoát khỏi dục lạc,
Chẳng sầu, đâu sợ hãi?
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「kāmato: từ dục lạc (kama-N: vui sướng, lạc thú); jāyatī: đã sinh ra; soko: ưu sầu; kāmato: nt; jāyatī: nt; bhayaṃ: sợ hãi, lo sợ; kāmato: nt; vippamuttassa: với người đã thoát khỏi (vippamutta-Adj: giải thoát, tự do, phóng thích); natthi=na+atthi: không có; soko: nt; kuto: từ nơi đâu; bhayaṃ: sợ hãi」
216) Taṇhāya jāyatī soko, taṇhāya jāyatī bhayaṃ;
Taṇhāya vippamuttassa, natthi soko kuto bhayaṃ.
216) Khát vọng sinh ưu sầu,
Khát vọng sinh sợ hãi;
Người thoát khỏi khát vọng,
Chẳng sầu, đâu sợ hãi?
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「taṇhāya: từ khát vọng; jāyatī: đã sinh ra; soko: ưu sầu; taṇhāya: nt; jāyatī: nt; bhayaṃ: sợ hãi, lo sợ; taṇhāya: nt; vippamuttassa: với người đã thoát khỏi (vippamutta-Adj: giải thoát, tự do, phóng thích); natthi=na+atthi: không có; soko: nt; kuto: từ nơi đâu; bhayaṃ: sợ hãi」
217) Sīladassanasampannaṃ, dhammaṭṭhaṃ saccavedinaṃ;
Attano kamma kubbānaṃ, taṃ jano kurute piyaṃ.
217) Đủ giới đức, tri kiến,
Nương Pháp, rõ chân lý,
Tự hoàn thành sở hành,
Được mọi người yêu quý.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「sīladassanasampannaṃ: người đủ giới đức và tri kiến (sīla-N: đạo đức, giới đức; dassana-N: tri kiến, thấy biết; sampanna-Adj: đầy đủ, có); dhammaṭṭhaṃ: tuân thủ pháp, nương vào Phật pháp; saccavedinaṃ: người hiểu rõ chân lý, chân tướng (sacca-N: chân tướng; vedin-Adj: hiểu biết); attano: tự mình; kamma: hành vi, hành động; kubbanaṃ: người đã tự hoàn thành; taṃ: người ấy; jano: mọi người, người; kurute: trở nên, làm; piyaṃ: yêu quí, thân yêu」
218) Chandajāto anakkhāte, manasā ca phuṭo siyā;
Kāmesu ca appaṭibaddhacitto, uddhaṃsototi vuccati.
218) Khởi ý vô ngôn Pháp,
Tâm rộng mở khắp cả,
Không dục lạc trói buộc,
Gọi là bậc ‘ngược dòng’.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「chandajāto: khởi ý nguyện, ước muốn (chanda-N: ý nguyện, ý đồ; jata-Adj: sinh khởi, lớn lên, trở thành); anakkhāte: pháp không thể diễn tả được (vô ngôn pháp) (anakkhata-Adj: vô pháp hình dung, không thể diễn tả được/akkhata-Adj: hiển thị, diễn đạt); manasā: tâm ý; ca: và, với; phuṭo: rộng mở, biến mãn; siyā: sẽ là; kāmesu: ở nơi cảm quan dục lạc; ca: và, với; appaṭibaddhacitto: tâm không đắm trước, tâm không bị trói buộc (patibaddha-Adj: bị ràng buộc, hấp dẫn, phụ thuộc; citta-N: tâm; uddhaṃsototi: người ở trên dòng, bậc ngược dòng (uddhajsota-Adj: ngược dòng mà lên, hướng tới niết bàn); vuccati: được gọi là」
219) Cirappavāsiṃ purisaṃ, dūrato sotthimāgataṃ;
Ñātimittā suhajjā ca, abhinandanti āgataṃ.
219) Người lâu ngày ly hương,
Từ xa về an ổn,
Thân nhân và bè bạn,
Đón mừng người trở về.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「cirappavāsiṃ: lâu ngày ly hương, xa nhà một thời gian dài (cira-Adj: (thời gian) dài; pavasin-Adj: viễn ly gia hương, sống ở nước ngoài); purisaṃ: người; dūrato: từ xứ xa; sotthimāgataṃ: trở về an ổn (sotthim-Adv: một cách an toàn, bình an, hạnh phúc; agata-Adj: đi đến, trở về); Ñātimittā: thân nhân và bạn bè; suhajjā: hữu nghị, tình bạn; ca: và; abhinandanti: vui mừng đối với; āgataṃ: người trở về (agata-trở lại, trở về)」
220) Tatheva katapuññampi, asmā lokā paraṃ gataṃ;
Puññāni paṭigaṇhanti, piyaṃ ñātīva āgataṃ.
220) Cũng thế, tạo phước đức,
Đời này đến đời khác,
Công đức chào đón người,
Như đón thân nhân về.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「tatheva= tatha+eva: như thế; katapuññam: đã tạo công đức, phước đức (katapuñña-N: người thiện, người đã làm việc tốt/kata-Adj: hoàn thành; puñña-N: thiện hạnh, công đức); pi: cũng; asmā: này, đây, lokā: đời, thế giới; paraṃ: khác; gataṃ: đi qua (asmā lokā paraṃ gataṃ: từ đời này đến đời khác); puññāni: công đức, phước đức; paṭigaṇhanti: tiếp nhận, chào đón; piyam: sự thân yêu, vui sướng; ñātīva: giống như thân nhân; āgataṃ: người trở về」
No comments:
Post a Comment