Thursday, November 28, 2024

Kinh Pháp Cú-Phẩm Địa Ngục (22)

Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt

306) Abhūtavādī nirayaṃ upeti, yo vāpi katvā na karomi cāha;
Ubhopi te pecca samā bhavanti, nihīnakammā manujā parattha.
306) Nói dối đọa địa ngục,
Hoặc làm rồi nói không,
Cả hai chết, đời sau,
Đều làm người hạ đẳng.

Đối chiếu Pāli-Việt:
abhūtavādī: người nói dối (abhūtavādin-Adj: lời không chân thật/abhūta-Adj: không chân thật, giả dối; vādin-Adj: lời nói); nirayaṃ: địa ngục, nê lê; upeti: đi đến, đến gần, tiếp cận; yo: người ấy; vā: hoặc; pi: cũng; katvā: làm rồi, hoàn thành; na: không; karomi: (tôi) làm; ca āha: và nói; ubho: cả hai người; pi: cũng; te: họ; pecca: sau khi chết; samā: đều, tương đồng, giống nhau; bhavanti: là, trở thành-bhu-(to be); nihīnakammā: hành vi hạ liệt, làm việc hạ đẳng (nihina-Adj: thấp kém, hạ liệt; kamma-N: hành vi, hành động, nghiệp); manujā: người, loài người; parattha: đời sau, ở nơi khác
 
307) Kāsāvakaṇṭhā bahavo, pāpadhammā asaññatā;
Pāpā pāpehi kammehi, nirayaṃ te upapajjare.
307) Nhiều người choàng cà sa,
Ác tánh, không điều phục.
Do ác hạnh, kẻ ác,
Tái sinh vào địa ngục.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
kāsāvakaṇṭhā: người mặc cà sa choàng quanh cổ (kasava-Adj: huỳnh sắc; kantha-N: cổ, cổ họng); bahavo: nhiều, số lượng rất nhiều (bahu-rất nhiều); pāpadhammā: ác tánh, tánh chất tà ác (papadhamma-N: có tánh ác/papa-Adj: tà ác, sai trái; dhamma-N: trạng thái, tính chất, bản  tính); asaññatā: người không điều phục; pāpā: kẻ ác; papehi: do ác tà; kammehi: do hành động (pāpehi kammehi: do ác hạnh); nirayaṃ: địa ngục; te: họ; upapajjare: tái sinh, đạt được, sinh đến
 
308) Seyyo ayoguḷo bhutto, tatto aggisikhūpamo;
Yañce bhuñjeyya dussīlo, raṭṭhapiṇḍamasaññato.
308) Thà nuốt một hòn sắt,
Nóng bỏng như ngọn lửa,
Hơn ăn đồ bố thí,
Không giới, không điều phục.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
seyyo: tốt, tốt hơn; ayoguḷo: hòn sắt, quả cầu sắt (ayo-sắt, gula-quả cầu, hòn, viên; bhutto: ăn, nuốt (ayoguḷo Bhutto: đã nuốt hòn sắt); tatto: nóng bỏng, phát sáng; aggisikhūpamo: giống như ngọn lửa (aggiskhupama-Adj: giống như đỉnh lửa, giống như ngọn lửa/aggi-N: lửa; sikha-N: đỉnh, kế cận, điểm; upama-Adj: như, giống như); yañce: hơn, còn hơn (yañ: đó, cái đó;  ce: nếu); bhuñjeyya: có thể ăn; dussīlo: người không có đạo đức, không thủ giới; raṭṭhapiṇḍama: đồ ăn bố thí (ratthapinda-thực phẩm bố thí của quốc gia/rattha-N: đất nước, vương quốc; pinda-N: đồ bố thí, đồ ăn khất thực, một miếng (đồ ăn được bố thí trong khất thực; asaññatā: người không điều phục
 
309) Cattāri ṭhānāni naro pamatto, āpajjati paradārūpasevī;
Apuññalābhaṃ na nikāmaseyyaṃ,
nindaṃ tatīyaṃ nirayaṃ catutthaṃ.
309) Buông thả theo vợ người,
Sẽ gặp bốn tình huống:
Tích ác, ngủ không yên,
Bị chê, đọa địa ngục.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
cattāri ṭhānāni: bốn loại tình huống (cattari: bốn loại; thanani: tình huống, địa điểm, điều kiện, trạng thái); naro: người; pamatto: người buông thả, phóng dật; āpajjati: gặp phải, rơi vào, đi vào, gặp; paradārūpasevī: theo (theo đuổi) vợ của người khác (paradara-N: vợ người khác (para-Adj: người khác/dara-N: vợ; upasevin-Adj: theo đuổi, đuổi theo, giao thoa); apuññalābhaṃ: tích lũy ác, tạo ác nghiệp (apuñña-N: lỗi lầm, ác; labha-N: thu được, tích lũy); na nikāmaseyyaṃ: ngủ không yên ổn (nikāma: yên ổn; thoải mái, niềm vui, mong muốn; seyyaṃ: giường); nindaṃ: chê trách, lên án; tatīyaṃ: ba (tatiya-thứ ba); nirayaṃ: địa ngục; catutthaṃ: bốn)
 
310) Apuññalābho ca gatī ca pāpikā, bhītassa bhītāya ratī ca thokikā;
Rājā ca daṇḍaṃ garukaṃ paṇeti, tasmā naro paradāraṃ na seve.
310) Tích ác, đến nẻo ác,
Sợ hãi và ít vui.
Vua ra hình phạt nặng,
Đừng qua lại vợ người.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
apuññalābho: tích lũy ác (apuñña-N: lỗi lầm, ác; labha-N: thu được, tích lũy); ca: và; gatī: đi đến; ca: và; pāpikā: nẻo ác, hướng ác; bhītassa: người nam sợ hãi (bhita-Adj: sợ hãi); bhītāya: người nữ sợ hãi; ratī: vui vẻ (rati-N: ái, luyến, thích thú; ca: nt; thokikā: ít, rất ít; rājā: vua; ca: nt; daṇḍaṃ: xử phạt, hình phạt (danda-cây gậy, hình phạt); garukaṃ: nặng, nghiêm trọng; paṇeti: ban ra, quyết định, ứng dụng, tạo thành; tasmā: do đó; naro: người; paradāraṃ: vợ người khác; na seve: không kết giao, không qua lại…
 
311) Kuso yathā duggahito, hatthamevānukantati;
Sāmaññaṃ dupparāmaṭṭhaṃ, nirayāyupakaḍḍhati.
311) Giống như cỏ kusa,
Nắm sai bị đứt tay;
Sa môn hành trì sai,
Tự dẫn đến địa ngục.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
kuso: cây sả, cỏ may, cỏ lau (kusa-N: một loại Thánh thảo); yathā: giống như; duggahito: nắm lấy không đúng cách, không khéo nắm (du-không khéo, sai trái/gahita-Adj: nắm bắt, nắm lấy, nắm giữ); hattham: tay; evā: chỉ; anukantati: cắt, đứt; sāmaññaṃ: bậc sa môn, ẩn sĩ; dupparāmaṭṭhaṃ: chấp thủ sai, hành trì sai (du-không khéo, sai trái; paramattha-Adj: chấp thủ, nắm giữ); nirayāya: đến địa ngục; upakaḍḍhati: kéo đến, dẫn đến (upa-về phía, đến)
 
312) Yaṃ kiñci sithilaṃ kammaṃ, saṃkiliṭṭhañca yaṃ vataṃ;
Saṅkassaraṃ brahmacariyaṃ, na taṃ hoti mahapphalaṃ.
312) Ai hành vi buông thả,
Thệ nguyện bị nhiễm ô,
Phạm hạnh đáng nghi ngờ,
Không đạt được quả lớn.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
yaṃ: đó, người ấy; kiñci: bất kỳ ai (yaṃ kiñci: bất kỳ người nào như vậy); sithilaṃ: buông thả, chậm, lỏng lẻo; kammaṃ: hành vi; saṃkiliṭṭhañ=saṃkiliṭṭhaṃ: nhiễm ô, không thanh tịnh (savkilittha-Adj: xấu, bất tịnh, ô uế/kilis-(trở nên xấu, bị ô nhiễm, không trong sạch), sav-(tất cả); ca: và; yaṃ: người ấy; vataṃ: lời thệ nguyện, sự tuân thủ (vata-N: thệ ngôn); saṅkassaraṃ: đáng nghi ngờ (saṅkassara-Adj: khả nghi, tà ác); brahmacariyaṃ: phạm hạnh, cuộc sống thanh tịnh (brahma-Adj: thánh thiện, Bà-la-môn, sùng đạo; cariya-Adj: sinh hoạt, hành động; yaṃ: một người như vậy); na: không (na hoti: không có); taṃ: (người) ấy; mahapphalaṃ: quả lớn, thành quả lớn (mahant-Adj: to lớn, vĩ đại, rất nhiều; phala-N: quả, nước trái cây/maha+phala=mahapphala)
 
313) Kayirā ce kayirāthenaṃ, daḷhamenaṃ parakkame;
Sithilo hi paribbājo, bhiyyo ākirate rajaṃ.
313) Nếu cần làm, nên làm,
Hãy nỗ lực kiên quyết!
Du Tăng sống buông thả,
Bụi trần phát triển thêm.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
kayirā: cần phải làm, nên được làm (kar-(làm); ce: nếu; kayirātha: nên làm, enaṃ: nó, người ấy, điều ấy (kayirātha+ enaṃ=kayirāthenaṃ); daḷham: một cách kiên quyết, kiên định; enaṃ: nt; parakkame: hãy nỗ lực, tinh cần (kam-bước đi, đi vào, para-siêu việt, vượt qua); sithilo: trì trệ, buông thả; hi: quả thực; paribbājo: vân du Tăng (paribbaja-N: tăng lữ, tu sĩ lang thang); bhiyyo: thêm nữa, ở mức độ cao hơn; ākirate: phát triển, lan rộng, đổ đầy, chất đống; rajaṃ: bụi trần, cấu bẩn (bhiyyo rajaṃ: nhiều bụi hơn)
 
314) Akataṃ dukkaṭaṃ seyyo, pacchā tappati dukkaṭaṃ;
Katañca sukataṃ seyyo, yaṃ katvā nānutappati.
314) Tốt nhất đừng làm ác,
Bị giày vò sau đó.
Làm điều lành tốt hơn,
Làm rồi không hối tiếc.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
akataṃ: không làm (akata-Adj: chưa hoàn thành, chưa hoàn tất); dukkaṭaṃ: việc ác; seyyo: tốt hơn, tốt nhất; pacchā: sau đó, về sau; tappati: bị giày vò, bị tra tấn; dukkaṭaṃ: (từ) việc ác, ác hạnh; Katañ=kataṃ: đã làm; ca: và; sukaṭaṃ: điều lành, việc thiện; seyyo: nt; yaṃ: điều ấy; katvā: sau khi làm, hoàn thành rồi; na: không; anutappati: hối hận, hối tiếc, cảm thấy hối hận (na+anutappati= nānutappati: không hối hận
 
315) Nagaraṃ yathā paccantaṃ, guttaṃ santarabāhiraṃ;
Evaṃ gopetha attānaṃ, khaṇo vo mā upaccagā;
Khaṇātītā hi socanti, nirayamhi samappitā.
315) Như thành nơi biên giới,
Được canh gác trong ngoài,
Vậy, hãy bảo vệ mình,
Chớ để khoảnh khắc trôi.
Buông thả trong sát na,
Sầu khổ vào địa ngục.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
nagaraṃ: thành quách, thị trấn, thành thị (nagara-N: thành phố, thị trấn); yathā: giống như; paccantaṃ: biên giới, biên thành (paccanta-Adj: nơi biên giới, tiếp cận biên giới); guttaṃ: canh gác, bảo vệ; santarabāhiraṃ: trong ngoài (santarabahira-Adj: nội bộ và ngoại bộ, trong và ngoài/santara-Adj: nội, nội bộ; bahira-Adj: ngoại bộ); evaṃ: như vậy; gopetha: hãy bảo vệ, quan sát; attānaṃ: chính mình; khaṇo: sát na, khoảnh khắc (khana-N: thời khắc, thời gian); vo: các ngươi, đối với bạn; mā: không, chớ nên; upaccagā: buông trôi, bỏ qua, thoát khỏi, vượt qua/gam-(đi), upa-(gần), ati-(vượt qua, xa hơn); khaṇātītā: người buông thả sát na, bỏ qua khoảnh khắc (khana-N: sát na, thời khắc, thời gian; atita-Adj: qua đi, qua rồi); hi: quả thực như thế; socanti: sầu khổ, đau buồn, nuối tiếc; nirayamhi: ở địa ngục; samappitā: đi vào, đi đến, gửi đến (samappita-Adj: phó thác, đi, ap-(gần), sam-(cùng nhau)
 
316) Alajjitāye lajjanti, lajjitāye na lajjare;
Micchādiṭṭhisamādānā, sattā gacchanti duggatiṃ.
316) Hổ thẹn điều không đáng,
Điều đáng hổ thì không.
Tin chấp vào tà kiến.
Chúng sanh đến cõi khổ.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
alajjitāye: với chỗ không (đáng) hổ thẹn (lajj-tủi nhục, hổ thẹn); lajjanti: hổ thẹn, cảm thấy xấu hổ; lajjitāye: với chỗ (đáng) hổ thẹn; na lajjare: không cảm thấy hổ thẹn; micchādiṭṭhisamādānā: tin tưởng sai lầm, chấp vào ác kiến (miccha-Adv: một cách sai lầm, nghiêm trọng, ác; ditthi-N: quan điểm, niềm tin, lý thuyết, ý tưởng; samadana-N: đảm nhận, chịu trách nhiệm); sattā: chúng sanh; gacchanti: đi đến; duggatiṃ: cõi khổ, cảnh khổ (duggati-N: sự tồn tại khốn khổ, cảnh giới đau khổ, sự tái sinh không được hoan nghênh; du-bất hảo, khó khăn; gati-tồn tại, tái sinh)
 
317) Abhaye bhayadassino, bhaye cābhayadassino;
Micchādiṭṭhisamādānā, sattā gacchanti duggatiṃ.
317) Sợ hãi điều không đáng,
Đáng thấy sợ lại không.
Tin chấp vào tà kiến.
Chúng sanh đến cõi khổ.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
abhaye: với chỗ không (đáng) sợ hãi (bhaya-sợ hãi); bhayadassino: người thấy sợ hãi (bhaya-N: nỗi sợ, sợ hãi; dassin-Adj: nhìn thấy, nhận thức); bhaye: với chỗ (đáng) sợ hãi (bhaya-N: nỗi sợ, sợ hãi); cā: và; abhayadassino: người không thấy sợ hãi; micchādiṭṭhisamādānā: tin tưởng sai lầm, chấp vào ác kiến (miccha-Adv: một cách sai lầm, nghiêm trọng, ác; ditthi-N: quan điểm, niềm tin, lý thuyết, ý tưởng; samadana-N: đảm nhận, chịu trách nhiệm); sattā: chúng sanh; gacchanti: đi đến; duggatiṃ: cõi khổ, cảnh khổ (duggati-N: sự tồn tại khốn khổ, cảnh giới đau khổ, sự tái sinh không được hoan nghênh; du-bất hảo, khó khăn; gati-tồn tại, tái sinh)
 
318) Avajje vajjamatino, vajje cāvajjadassino;
Micchādiṭṭhisamādānā, sattā gacchanti duggatiṃ.
318) Không lỗi, cho rằng lỗi,
Có lỗi, nghĩ rằng không,
Tin chấp vào tà kiến.
Chúng sanh đến cõi khổ.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
avajje: với chỗ không có lỗi (vajja-(lỗi lầm); vajjamatino: người cho là có lỗi (vajja-N: lỗi lầm, những gì nên tránh xa; matin-N: tưởng tượng, suy tư); vajje: với chỗ có lỗi; cā: và; avajjadassino: người nghĩ là không lỗi (avajja-N: không có lỗi; dassin-Adj: nhìn thấy, nhận thức); micchādiṭṭhisamādānā: tin tưởng sai lầm, chấp vào ác kiến (miccha-Adv: một cách sai lầm, nghiêm trọng, ác; ditthi-N: quan điểm, niềm tin, lý thuyết, ý tưởng; samadana-N: đảm nhận, chịu trách nhiệm); sattā: chúng sanh; gacchanti: đi đến; duggatiṃ: cõi khổ, cảnh khổ (duggati-N: sự tồn tại khốn khổ, cảnh giới đau khổ, sự tái sinh không được hoan nghênh; du-bất hảo, khó khăn; gati-tồn tại, tái sinh)
 
319) Vajjañca vajjato ñatvā, avajjañca avajjato;
Sammādiṭṭhisamādānā, sattā gacchanti suggatiṃ.
319) Có lỗi, biết là lỗi,
Không lỗi, biết là không,
Do tin vào chánh kiến.
Chúng sanh đến cõi lành.
 
Đối chiếu Pāli-Việt:
vajjañ=vajjaṃ: có lỗi lầm; cā: và; vajjato: là lỗi lầm, như một sai lầm; ñatvā: đã biết được; avajjañ=avajjaṃ: không có lỗi lầm; cā: và; avajjato: biết là không lỗi lầm; sammādiṭṭhisamādānā: tin tưởng chánh kiến, chấp vào chánh kiến (samma-Adv: chánh, đúng đắn, thích đáng; ditthi-N: quan kiến, niềm tin, lý luận; samādānā-N: đảm nhận, chịu trách nhiệm); sattā: chúng sanh; gacchanti: đi đến; suggatiṃ: cõi lành, hướng thiện (sugati-N: sự tồn tại của thiện, lý tưởng tái sinh/su-thiện, tốt, đơn giản,  gati-N: tồn tại, tái sinh, gam-(đi)




No comments:

Post a Comment

New York - Buddhism News

Buddhism Lion's Roar

Buddhism | The Guardian

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States