Đoạn này Đức Phật chỉ cho Ngài Tu Bồ Đề về cái thấy (nhìn) đúng với sự thật, đó là không thể dùng thân tướng để thấy được Như-lai, tất cả tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, mới thấy được Như-lai.
Tại sao Phật bảo không thể dùng thân tướng để thấy Như-lai? Thấy các tướng chẳng phải là tướng là thấy như thế nào?
Nghĩa của chân như, mười pháp giới không phải là thật pháp, nếu có
thật pháp, đều là tướng hư vọng, là huyễn cảnh, nên không thể dùng tướng hư vọng
để thấy Như lai. Vậy nên từ vô tướng hay vô bất tướng (ứng dụng tự tại, vô
nghi) mới có thể thấy Như lai.
Trong
các kinh văn thường mô tả Như-lai có 32 tướng hảo và 80 vẻ đẹp khác thường. Tuy
nhiên, kinh điển cũng thường đề cập đến sự Hiện hữu của
Phật chỉ là thị hiện (giả tướng), chẳng phải tướng thật (phi tướng). Sự thực, tất
cả tướng đều chịu sự thay đổi (hằng chuyển), có sinh, già, bệnh, chết, và chịu
sự chi phối của thời gian. Nếu chấp Như-lai ở trong thân (sinh diệt) ấy, Như-lai
trên 80 ắt có tướng ông lão không đẹp như thời còn trẻ, có bệnh, có chết như mọi
người, và nếu chấp tướng ấy là Như-lai thực hữu, ắt hẳn sẽ không thấy Như lai,
khi Như lai đã mất (chết) rồi (?).
Người quán thấy các tướng là không thật, tức thấy
được bản thể Như-lai (nhận ra sự thật); sự thật nằm ngoài những khái niệm về tướng.
Khái niệm, về tướng ở trên những sai biệt của hình thức bản ngã, có nam, có nữ,
có xấu, có đẹp, có còn, có mất, có sự khác biệt từ ý thức. Không thể dựa vào hình
tướng cụ thể để nhận biết tư duy, suy nghĩ bên trong của con người; cũng thế, không
thể dựa vào hình tướng để tìm, để thấy hay quan sát tâm Như-lai, hay sự thật. Như-lai
(không đến,
không đi),
cũng như bản thể của ánh sáng, chúng ta không thể thấy nó; chúng ta chỉ thấy nó qua con mắt của chúng ta; trong bóng đêm ta không thấy nó, nhưng năng luợng của ánh sáng phổ quang kia vẫn tồn
tại trong bóng tối và bao trùm toàn thể mà ta không thể tìm thấy nó như thế nào.
Các tướng hình thành từ nhân duyên. Những sai biệt đã tạo thành cụ
thể, ánh sáng là năng lượng khởi động của vạn vật; chấp hình thức cụ thể bên
ngoài là chân lý thực tại cũng chỉ là loay hoay trong nhận thức mà nghìn đời không
có lối thoát.
Người trí tuệ sống với tâm Như-lai mà không chấp tướng, không đi tìm
tướng. Sự thực chỉ được thấy đối với người giải thoát là sự thay đổi không ngừng
của các hiện tượng (tướng) và tư tưởng.
Thấy Như lai là nghĩa của thật kiến, thấy được tự tánh, cho nên không thể dùng vọng tướng để thấy; cũng không phải chấp tướng hay ly tướng mà là cái thấy an nhiên, như lý thật kiến vậy. Chấp tướng là hư vọng, lìa tướng là đoạn diêt, tuy ở nơi tướng (sắc thân) mà không trụ tướng nên gọi là "tức kiến chư tướng phi tướng, thiện kiến Như lai" vậy. Như lai không phải là sắc thân mà là pháp thân vô tướng, muốn thấy và hiểu Như lai không phải tìm cầu từ bên ngoài mà được.
“Ai thấy được các tướng là phi tướng, tức thấy Như-lai”, Như-lai là
Pháp thân thanh tịnh, “Ai thấy được duyên sanh, người ấy thấy Pháp.”(paṭiccasamuppannā dhammā/MN 28), đó là cái thấy không
còn tâm phan duyên, xao động với ngoại cảnh, cái thấy của Pháp vị tĩnh tại trong
những xoay vần của đời sống...
Thích Nữ Tịnh Quang luận giảng
5.如理實見分第五
須菩提•於意云何•可以身相見如來不•不也•世尊•不可以身相得見如來•何以故•如來所說身相•即非身相•佛告須菩提•凡所有相•皆是虛妄•若見諸相非相•即見如來•
No comments:
Post a Comment